Categories: Tổng hợp

Các công dụng của cây mắc cỡ

Published by
Video tác dụng của cây xấu hổ hoa tím

Cây mắc cỡ chứa nhiều thành phần hóa học như chất Alcaloid – một axit amin có nguồn gốc tự nhiên, trong y học được sử dụng để giảm đau, gây tê. Các chất khác được tìm thấy trong cây mắc cỡ gồm: Flavonosid, Crocetin, Minosin, axit amin, các loại alcol và axit hữu cơ. Bên trong hạt xấu hổ có chứa Selen và chất nhầy. Lá cây mắc cỡ có các thành phần tương tự Selen và Adrenalin. Đây là các thành phần giúp hỗ trợ quá trình vận chuyển máu tới tim.

2.1 Công dụng của cây hoa trinh nữ theo Y Học Cổ Truyền

Công dụng của cây mắc cỡ là gì? Theo Dông y, cây mắc cỡ có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý như suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, viêm gan, viêm kết mạc cấp tính, đau dạ dày, huyết áp cao, phong thấp, sỏi đường tiết niệu. Cụ thể:

  • Thân cây mắc cỡ giã nát, đắp ngoài để điều trị viêm da mủ, chấn thương;
  • Rễ cây trinh nữ điều trị tê bì tay chân, đau lưng, đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều;
  • Cành và lá cây mắc cỡ hỗ trợ điều trị mất ngủ, trằn trọc, suy nhược thần kinh;
  • Hạt cây xấu hổ điều trị hen suyễn và có thể gây nôn khi cần thiết.

2.2 Công dụng của cây mắc cỡ theo Y Học Hiện Đại

Theo nhiều nghiên cứu Y Học Hiện Đại, các hoạt chất trong cây mắc cỡ có thể điều trị một số tình trạng sau:

  • Chống lại nọc của rắn độc: Một nghiên cứu vào năm 2001 tại đại học Ấn Độ đã ghi nhận dịch chiết từ rễ khô của cây mắc cỡ có chứa Minosa – hoạt chất có khả năng ức chế hoạt động của men Hyaluronidase và Protease (hay có trong nọc rắn độc);
  • Chống lo âu: Tinh chất có trong cây mắc cỡ có thể hỗ trợ điều trị lo âu, trầm cảm, hồi hộp, tim đập nhanh;
  • Chống co giật: Dịch chiết từ lá cây mắc cỡ có thể hỗ trợ chống co giật gây ra bởi Pentylenetetrazol và Strychnin;
  • Chống trầm cảm: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mexico, chiết xuất từ lá cây mắc cỡ khô có tác dụng chống lại các biểu hiện của bệnh trầm cảm;
  • Điều hòa kinh nguyệt: Các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ cho biết cây xấu hổ có thể tác động lên chu kỳ rụng trứng bình thường;
  • Hạ lượng đường trong máu.

Cách dùng:

  • Rễ cây mắc cỡ thái lát mỏng, phơi khô và sắc uống với liều dùng không quá 120g/ngày;
  • Lá và cành cây mắc cỡ có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Với vết thương hở, có thể giã nát cả cây tươi, đắp vào vết thương để giảm đau và cầm máu. Nếu dùng cây mắc cỡ để sắc nước uống thì liều dùng khuyến cáo là khoảng 6 – 12g/ngày.

This post was last modified on 16/01/2024 17:45

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

3 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

4 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

4 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

5 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

19 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

19 giờ ago