Tài sản dài hạn là gì? Tài sản ngắn hạn khác biệt gì so với tài sản dài hạn? Đó ắt hẳn là điều mà đa số doanh nghiệp nghĩ đến bởi tài sản dài hạn là những loại tài sản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp. Để quản lý tốt tài sản dài hạn, bạn cần nắm rõ cách phân biệt tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, cũng như cách quản lý tài sản dài hạn hiệu quả cho doanh nghiệp.
Tài sản là tất cả nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp nắm giữ, kiểm soát nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận từ việc đầu tư vào tài sản. Tài sản dài hạn là những tài sản mà doanh nghiệp dự kiến sử dụng, thay thế hoặc là những khoản thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc là trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp), và có giá trị lớn (từ 10.000.000 đồng trở lên) – giá trị được coi là tài sản dài hạn được quy định tùy theo quốc gia.
Bạn đang xem: Tài sản dài hạn là gì? Cách phân biệt tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn?
Tài sản dài hạn trong việc vận hành doanh nghiệp bao gồm các loại như: tài sản cố định (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ cho thuê tài chính), bất động sản đầu tư (mang đến lợi nhuận bằng việc cho thuê hoặc mua, chờ tăng giá để bán), các khoản đầu tư (đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, đầu tư góp vốn liên doanh,…), các khoản phải thu dài hạn (phải thu dài hạn của khách, của nội bộ, vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp,…), tài sản dở dang dài hạn và các loại tài sản dài hạn khác.
Trong đó:
Như vậy thì để được ghi nhận là tài sản dài hạn thì cần phải thỏa mãn các đặc điểm như:
Xem thêm : Quá trình biến đổi máy biến áp là gì?
Ví dụ: Doanh nghiệp A hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, sở hữu dàn máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh có giá trị trên 3.000.000.000 đồng. Công ty A dự kiến sử dụng dàn máy móc này trong vòng 5 năm để sản xuất ra sản phẩm, mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, khoản đầu tư vào dàn máy móc thiết bị này sẽ được coi là khoản đầu tư dài hạn và được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán.
Khác với tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn (hay còn gọi là tài sản lưu động) là những loại tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong 12 tháng. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được thể hiện dưới các hình thái như: vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.
Tài sản ngắn hạn thường là những tài sản có tính thanh khoản cao (là tài sản được bán nhanh chóng mà giá bán không giảm đáng kể) và được bán nhằm nhanh chóng thu hồi tiền cho doanh nghiệp. Còn tài sản dài hạn là những tài sản ít thay đổi hình thái giá trị trong suốt chu kỳ kinh doanh, do đó tài sản dài hạn khó chuyển đổi thành tiền mặt hơn tài sản ngắn hạn, và thường được coi là tài sản kém thanh thanh khoản.
Ví dụ: Doanh nghiệp B là một công ty bảo hiểm nắm giữ nhiều trái phiếu và cổ phiếu của nhiều công ty khác nhau. Công ty B phân loại 3.000.000 USD trái phiếu doanh nghiệp mà công ty có thể bán trong vòng 24 tháng tới. Do đó trên bảng cân đối kế toán, báo cáo trái phiếu của công ty sẽ là khoản đầu tư dài hạn, tuy nhiên nếu công ty thay đổi kế hoạch và dự tính bán hết trái phiếu trong vòng 12 tháng tới thì trái phiếu sẽ được báo cáo là khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp.
Trong nhiều mô hình doanh nghiệp thì tài sản dài hạn thường tốn nhiều chi phí, ngân sách và đòi hỏi một lượng vốn lớn đầu tư của doanh nghiệp vào loại tài sản này, do đó nếu việc đầu tư không hiệu quả sẽ làm gia tăng nợ của một công ty.
Bên cạnh đó thì khi phân tích tài sản dài hạn thì nhiều nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp cũng thường không thấy được lợi ích của việc đầu tư vào tài sản dài hạn trong một thời gian dài, có thể là nhiều năm.
Xem thêm : Mưa ACID gây ra bởi các chất khí
Để phân tích bất kỳ số liệu nào chính xác, đưa ra quyết định vận hành hiệu quả cho doanh nghiệp thì bạn cần phải có cái nhìn tổng thể về tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong việc tạo ra doanh thu, lợi nhuận. Doanh nghiệp nên đánh giá, sử dụng nhiều tỉ lệ như: tỉ lệ vòng quay tài sản cố định, tỉ lệ vòng quay tổng tài sản,… và các chỉ số tài chính khi thực hiện phân tích tình hình sử dụng tài sản của một công ty, từ đó sẽ đảm bảo cho các kế hoạch mua sắm tài sản dài hạn hợp lý, mang đến nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Với các doanh nghiệp có quy mô, khối lượng tài sản lớn thì tài sản dài hạn đóng vai trò quyết định trong việc vận hành doanh nghiệp. Việc cập nhật, cải tiến, đánh giá tình trạng, sử dụng hiệu quả các loại tài sản dài hạn chiếm phần lớn trong doanh nghiệp như: tài sản cố định hữu hình, bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững, vận hành trơn tru.
Tài sản dài hạn trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng như:
Đánh giá và phân tích tình hình sử dụng tài sản, tài sản dài hạn,…. giúp doanh nghiệp đánh giá được quy mô hoạt động, tiềm lực kinh tế ở các chu kỳ kinh doanh trước, hiện tại và các hoạt động đầu tư ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp.
Việc quản lý tài sản dài hạn hiệu quả giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý, để đưa ra các quyết định vận hành đúng đắn phù hợp với tình hình, nhu cầu của thị trường, của doanh nghiệp. Ứng dụng phần mềm quản lý tài sản gAMSPro trong việc quản lý tài sản dài hạn mang đến các lợi ích cho doanh nghiệp như:
Sau bài viết này, chắc hẳn bạn đã rõ cách phân biệt tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cũng như tầm quan trọng của tài sản dài hạn trong vận hành doanh nghiệp. Nếu bạn cần một giải pháp quản lý tài sản hiệu quả thì hãy liên hệ với GSOFT ngay để được tư vấn!
>> Xem thêm:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 17:36
Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…
Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?
Tử vi hôm nay: 4 con giáp ngày 5/11/2024 sẽ phát tài, thoải mái thể…
Con số may mắn hôm nay là 5/11/2024 theo năm sinh, con số chuẩn là…
Tử vi thứ ba ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Hổ bối rối, Chó bị…
4 con giáp càng bướng bỉnh sẽ càng đau khổ và mất phương hướng trong…