Mã hóa thông tin là quá trình chuyển đổi dữ liệu này sang một dữ liệu khác với ý nghĩa khác với dữ liệu ban đầu. Mục đích nhằm chỉ cho phép một số người, đối tượng nhất định đọc, hiểu được dữ liệu ban đầu thông qua quá trình giải mã dữ liệu sau khi đã được biến đổi.
Hiểu một cách đơn giản, mã hóa thông tin chính là chuyển dữ liệu ban đầu A thành dữ liệu B. Để đọc được dữ liệu A, người đọc phải giải mã được dữ liệu B về A.
Bạn đang xem: Mã hóa thông tin là quá trình gì? Tại sao phải mã hóa thông tin?
Mã hóa thông tin xuất hiện ở rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có tin học. Trong lĩnh vực này, dữ liệu chính là thông tin đã được đưa vào máy tính. Vì vậy, mã hóa thông tin thành dữ liệu chính là quá trình biểu diễn thông tin dưới dạng bit để máy tính có thể hiểu, lưu trữ, xử lý thông tin như mong muốn của con người.
Mã hóa thông tin là một công việc rất cần thiết và quan trọng bởi chúng đảm bảo sự riêng tư, xác thực, bảo mật và sự toàn vẹn của dữ liệu.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp mã hóa dữ liệu, tiêu biểu có thể kể tới như:
Đây là phương pháp mã hóa cơ bản nhất. Người gửi và người nhận không cần phải tạo khóa bảo mật mà chỉ cần biết những thuật toán có khả năng giải mã là được. Tuy nhiên, chính sự đơn giản này khiến khả năng đảm bảo an toàn không cao bởi một khi người thứ 3 biết được thuật toán giải mã đó thì dữ liệu sẽ không còn được bảo mật nữa.
Mã hóa bất đối xứng là phương pháp mã hóa thông tin bằng 2 loại khóa khác nhau: public key (khóa mã hóa) và private key (khóa giải mã). Chúng thường được áp dụng để mã hóa trong khóa công khai và khóa bí mật, với thuật toán áp dụng phổ biến là RSA. Tuy nhiên, do loại mã hóa này tốn khá nhiều thời gian thực hiện, dẫn tới chi phí cao nên ít ai sử dụng nó để mã hóa cả một file.
Xem thêm : Cách điều chế hidro trong phòng thí nghiệm
Đây là cách mã hóa thông tin thông dụng nhất. Khóa dùng để thực hiện mã hóa và giải mã là như nhau nên chúng được gọi là đối xứng (symmetric). Hiện nay, thuật toán thường thấy trong phương pháp mã hóa này đó là AES. Thuật toán dùng nhiều ô có kích thước lớn khác nhau để mã hóa dữ liệu nên hacker khó lòng giải mã hơn.
Mã hóa 1 chiều hay còn gọi là mã hóa Hash, một phương pháp mã hóa được sử dụng khi chỉ cần mã hóa dữ liệu mà không cần phải giải mã. Ví dụ như, khi người dùng đăng nhập, phương pháp này sẽ xử lý mật khẩu thành chuỗi ký tự. Sau đó, nó sẽ so sánh chuỗi ký tự đó với thông tin lưu trong cơ sở dữ liệu để xác định mật khẩu đó có đúng hay không.
Như vậy, trên đây FPT Shop đã chia sẻ tới bạn đọc các thông tin liên quan tới mã hóa thông tin. Hy vọng qua đó, bạn sẽ hiểu rõ mã hóa thông tin là quá trình gì cũng như tầm quan trọng của nó trong việc đảm bảo an toàn cho dữ liệu của mình, nhất là trong thời buổi internet bùng nổ như hiện nay.
Xem thêm: Mọi thông tin cần biết về tính năng mã hóa đầu cuối cho iCloud
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024