Ở tuần thai thứ 14, mẹ bầu đã chính thức bước vào tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Đối với nhiều mẹ bầu đây thời điểm này đánh dấu việc chấm dứt tình trạng ốm nghén, mẹ sẽ cảm thấy nguồn năng lượng dần trở lại, còn em bé cũng có những sự phát triển rõ nét hơn. Vậy ở tuần thai này, thai nhi 14 tuần đã máy chưa? TCI sẽ giúp bạn tìm hiểu trong bài viết này.
Các mẹ biết không, thai nhi 14 tuần tuổi có chiều dài khoảng 8,7cm, cân nặng ước tính khoảng 43g, tương đương với kích thước của một quả chanh dây. Phần cổ của bé đã dần định hình, cổ không còn dính liền với hai bả vai nữa. Tay, chân của bé đang dài ra và dần cân đối với cơ thể hơn. Bên cạnh đó, lông tơ mọc trên mặt thậm chí phủ trên cả cơ thể để giữ ấm cho bé cho đến khi lớp mỡ hình thành và chúng sẽ rụng trước khi bé chào đời.thai 14 tuần đã máy chưa
Bạn đang xem: Giải đáp – Thai nhi 14 tuần đã máy chưa? Phát triển thế nào?
Nếu mẹ siêu âm vào thời gian này sẽ thấy các bộ phận như cằm, trán, mũi của con một cách rõ ràng hơn. Thậm chí mẹ rất có thể nhìn thấy hình ảnh bé đưa ngón tay vào miệng để mút, tạo tiền đề cho thói quen mút ti mẹ sau này. Ở tuần thai này, bé đã có thể thực hiện những chuyển động mắt qua 2 bên. Tuy mí mắt vẫn còn khép chặt để bảo vệ mắt nhưng các cơ quan kiểm soát mắt thì bắt đầu làm việc, bé đã có thể cảm nhận và phản ứng với ánh sáng chiếu vào bụng mẹ.
Bên trong cơ thể, hệ bài tiết của bé đã hoạt động khá nhuần nhuyễn. Thận đã thực hiện chức năng lọc nước tiểu và đào thải ra ngoài nước ối. Gan và lá lách cũng bắt đầu thực hiện chức năng tạo mật, tạo hồng cầu để hỗ trợ hoạt động tuần hoàn và hoàn thiện các cơ quan nội tạng của bé. Thành bụng của bé cũng bắt đầu dày lên, có khả năng phòng thủ nhất định để bảo vệ các cơ quan nội tạng.
Ở tuần thai thứ 14, thai nhi đã phát triển hoàn thiện hơn rất nhiều. Vì thế ở tuần thai này thai nhi 14 tuần đã máy chưa là câu hỏi rất nhiều mẹ bầu quan tâm.
Ở tuần thai thứ 14, các hoạt động của thai nhi đã diễn ra nhiều hơn và đa dạng hơn. Bé đã biết dang chân tay, ưỡn mình, nấc và đạp qua lại. Lúc này những cú đạp của thai nhi bắt đầu có lực hơn nhưng mẹ vẫn khó có thể cảm nhận được lực tác động bởi thành tử cung và nước ối vẫn còn khá dày. Càng về các tuần thai sau những chuyển động này sẽ càng rõ ràng hơn, mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận được bé đang ngọ nguậy trong bụng mẹ, thậm chỉ thỉnh thoảng còn bị bé đạp đau nữa đấy.
Điều tuyệt vời nhất ở tuần thai thứ 14 là xương tai trong của bé đã hình thành, tai từ vùng cổ đã dần dần dịch chuyển lên vùng đầu và bé bắt đầu phản ứng với âm thanh bên ngoài bụng mẹ. Vì thế mẹ đừng quên hát, cho bé nghe nhạc, đọc sách và trò chuyện với bé để giúp bé làm quen với giọng nói của mẹ cũng như kích hoạt khả năng tiềm thức ngôn ngữ của thai nhi, đồng thời hoàn thiện cơ quan thính giác.
Xem thêm : Tại sao hoạt động sản xuất nông nghiệp có tính vụ mùa?
Thai nhi 14 tuần tuổi đánh dấu thời điểm mẹ bắt đầu bước sang tam cá nguyệt thứ 2 – giai đoạn yêu thích của hầu hết mẹ bầu. Bởi cơ thể đã hoàn toàn thích nghi được với tình trạng mang thai, việc ốm nghén đã không còn, một số yếu tố nguy cơ gây nguy hiểm cho thai nhi đã giảm đi nhiều so với tam cá nguyệt thứ nhất. Cân nặng của mẹ ở tuần thai này có thể tăng lên khoảng 2kg, cảm giác thèm ăn và khẩu vị của mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể.
Bắt đầu từ tuần thai này, mẹ bầu có thể thấy nướu răng của mình nhạy cảm hơn, dễ bị chảy máu khi đánh răng hơn. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm cho nướu trở nên nhạy cảm hơn với các vi khuẩn gây mảng bám. Bên cạnh đó việc ăn vặt thường xuyên nhưng lại không chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chảy máu chân răng. Mẹ bầu lưu ý nên đánh răng mỗi ngày 2 lần, sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để tránh cho các chứng bệnh về răng miệng như viêm lợi, viêm nướu răng phát sinh. Bởi đây chính là một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ sinh non.
Trong tuần thai thứ 14, đôi khi mẹ bầu có cảm giác vùng kín của mình ẩm ướt hơn bởi phần dịch màu trắng đục tiết ra. Phần dịch này có thể gây khó chịu nhưng mẹ bầu không có gì phải lo lắng cả trừ khi nó gây ngứa hoặc có mùi. Từ tuần thai này trở đi, sự phát triển nhanh chóng của tử cung sẽ gây áp lực không nhỏ lên bàng quang và khiến mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Mẹ có thể ngăn ngừa việc này bằng cách uống thật nhiều nước, vệ sinh vùng kín đúng cách và ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón.
Tuần thứ 14 của thai kỳ hormone của mẹ bầu cũng đang dần cân bằng nên ngực sẽ bớt đau và nhạy cảm hơn. Ngực vẫn sẽ tiếp tục phát triển to lên và xuất hiện những thay đổi như quầng vú to, sậm màu hơn trước.
Tam cá nguyệt thứ 2 là khoảng thời gian khá dễ chịu vì thế mẹ bầu nên tận hưởng bằng cách chăm sóc tốt hơn cho bản thân và thai nhi, chuẩn bị tinh thần và sức khỏe cho giai đoạn về đích sắp đến.
Tuần thứ 14 của thai kỳ đỉnh tử cung của mẹ sẽ nhô cao hơn, cụ thể, chóp trên tử cung sẽ cao hơn so với xương chậu khoảng 16cm. Điều này có nghĩa là bụng bầu sẽ nhô ra một chút và rất dễ dàng nhận ra mẹ đang có thai. Nhưng mẹ nên nhớ rằng, việc bụng mẹ to hay bé không đánh giá được phát triển của bé yêu đâu, việc này phụ thuộc vào các yếu tố như cơ bụng của mẹ, mẹ bị thừa cân, mẹ ít vận động, di truyền…
Đôi khi mẹ sẽ có cảm giác nhói mạnh ở 2 bên bụng, tuy nhiên mẹ không nên lo lắng thái quá bởi đó là do các dây chằng và cơ có nhiệm vụ hỗ trợ tử cung đang phải giãn ra để thích ứng với trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi. Những cơn đau nhói này thường gia tăng khi mẹ bầu thay đổi vị trí một cách đột ngột hoặc đứng dậy từ tư thế ngồi, nằm hoặc khi ho. Cách tốt nhất để giảm nhẹ tình trạng này là mẹ bầu hãy nghỉ ngơi trong tư thế thoải mái và gác chân lên cao. Sau một thời gian hệ cơ sẽ dần giãn ra và mẹ bầu sẽ không cảm thấy khó chịu nữa.
Việc cảm nhận rõ nét hơn một sinh linh đang lớn dần lên trong bụng từ tuần thai này trở đi đã khiến cho tâm trí của mẹ bầu đều đổ dồn vào thai nhi. Mẹ đừng lo lắng nếu đang gặp tình trạng như vậy bởi đây là cảm xúc rất chung ở các bà bầu, nhất là những người mang thai lần đầu. Với năng lượng tích cực như vậy, việc tìm hiểu thêm các kiến thức về cách vượt cạn dễ dàng, cách chăm sóc con sau này sẽ giúp mẹ tiếp thu nhanh hơn đấy.
Xem thêm : Xe tải đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu? Hậu quả của việc đi ngược chiều
Ngược lại với cảm xúc tích cực khi mang thai này, khoảng 14-23% phụ nữ mang thai lại phải vật lộn với những triệu chứng trầm cảm trước khi sinh, bao gồm việc khó tập trung, buồn bã hoặc lo lắng ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp và việc nuôi dạy con cái sau này. Hầu hết mọi người đều nghĩ chứng trầm cảm thường xuất hiện trong vài tháng đầu sau sinh nhưng ít ai biết được rằng trầm cảm thường bắt đầu từ khi mang thai, trước thời gian sinh nở. Nếu các mẹ bầu đang có những lo lắng này hãy trao đổi với bác sĩ hoặc tham gia lớp tiền sản để có những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe trước và sau sinh.
Tham khảo một số lời khuyên hữu ích sau từ các bác sĩ Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI sẽ giúp mẹ có phương pháp chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của bản thân và con yêu ở tuần thứ 14 thai kỳ.
Ở bất cứ tuần thai nào chế độ dinh dưỡng luôn đóng một vai trò quan trọng với sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Ở tuần thứ 14 thai nhi đang trong quá trình tạo máu và hoàn thiện cơ thể vì thế trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cần bổ sung sắt, cholesterol không béo và những thực phẩm giàu đạm như vừng, lạc, tôm, cua, cá… Ngoài ra để tăng cường sức đề kháng cho mẹ và bé thì mẹ đừng quên bổ sung thêm vitamin A, vitamin D, vitamin C nhé.
Khi mang thai mẹ nên tránh các hoạt động mạnh khiến thai nhi bị ảnh hưởng nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ bầu không được luyện tập thể dục thể thao trong suốt thai kỳ. Việc tập thể dục khi mang thai với những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ thư giãn… luôn được bác sĩ khuyến khích. Bởi nó không chỉ giúp mẹ bầu giảm thiểu được những rủi ro về sức khỏe mà còn tăng cường sức chịu đựng của cơ thể. Điều quan trọng là mẹ bầu phải luyện tập đúng cách và có thời gian tập phù hợp. Vì thế mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một chế độ luyện tập tốt nhất với thể trạng của mình.
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để 2 mẹ con khỏe mạnh thì từ tuần thai thứ 13,14 trở đi mẹ nên thực hành thai giáo, vì lúc này các giác quan của bé đã bắt đầu phát triển. Đặc biệt là thai nhi 14 tuần tuổi có đôi tai khá nhạy bé rồi, nên mẹ có thể áp dụng các phương pháp thai giáo bằng âm thanh để tối ưu sự phát triển của não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu.
Mẹ không nên lơ là việc chăm sóc răng miệng ở tuần thai này. Việc chảy máu chân răng thai kỳ tái diễn nhiều lần sẽ khiến mẹ dễ bị viêm nhiễm chân răng và mắc các bệnh răng miệng khác, điều này có thể dẫn tới nguy cơ sinh non cho mẹ.
Các sắc tố da của mẹ dễ bị thâm sạm hơn nếu không được bảo vệ dưới ánh nắng mặt trời. Tốt nhất khi ra ngoài đường mẹ nên dùng kèm chống nắng loại dành cho phụ nữ mang thai hoặc loại dùng cho trẻ em sẽ an toàn cho bé hơn.
Trên đây là những thông tin hữu ích cho mẹ bầu mang thai tuần 14, hy vọng rằng bài viết đã giúp mẹ giải đáp những vấn đề mẹ đang quan tâm, nhất là thai nhi 14 tuần đã máy chưa. Để thai kỳ được chăm sóc chu đáo và trọn vẹn, mẹ có thể tham khảo dịch vụ thai sản trọn gói tại Thu Cúc TCI. Hàng ngàn mẹ bầu đã lựa chọn dịch vụ Thai sản trọn gói tại TCI đều cảm thấy hài lòng vì có hành trình mang thai – vượt cạn nhẹ nhàng, thoải mái.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 06/01/2024 15:45
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024
Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn con số ĐẾN LỘC
Tử vi thứ Sáu ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Chó vui vẻ, Hổ may…