Năm 2023 âm lịch nhuận tháng 2
Tính theo lịch âm, một tháng có 29,53 ngày nên một năm âm lịch sẽ làm tròn là 354 ngày, ít hơn dương lịch 11 ngày. Vậy 3 năm sẽ ít hơn 33 ngày, thời gian này sẽ tích lũy thành một tháng.
Bạn đang xem: Năm 2023 âm lịch nhuận tháng 2 và những điều kiêng kỵ
Vì vậy, sau 3 năm tính theo âm lịch ta sẽ có một tháng dư, tháng dư được thêm vào năm nhuận được gọi là tháng nhuận, để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều.
Không giống như cách tính năm nhuận theo dương lịch, muốn tính năm nhuận ta chỉ cần lấy năm dương lịch chia cho 19, nếu chia hết hoặc cho ra các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó nhuận theo âm lịch.
Theo cách tính trên ta lấy 2023:19=106 và có số dư là 9. Số dư 9 thuộc trong các số yêu cầu là 3, 6, 9, 11, 14, 17 nên tính theo âm lịch thì năm 2023 là năm nhuận.
Xem thêm : Giá trị của hàng hoá được tạo ra từ đâu?
Đối với năm nhuận âm lịch thì tháng không có ngày Trung khí được gọi là tháng nhuận (tức là lúc Mặt Trời di chuyển đến cung hoàng đạo), giữa cung hoàng đạo mà Mặt Trời tối gọi là Tiết khí.
Một năm sẽ có 12 Trung khí (Xuân phân, Tiểu mãn, Cốc vũ, Đại thử, Xử thử, Hạ chí, Sương giáng, Tiểu tuyết, Thu phân, Vũ thủy, Đại hàn, Đông chí) cùng với 12 tiết khí (Mang chủng, Lập hạ, Thanh minh, Lập thu, Tiểu thử, Hàn lộ, Bạch lộ, Lập đông, Tiểu hàn, Đại tuyết, Kinh trập, Lập xuân).
Nếu trong năm nhuận có nhiều tháng không có ngày Trung khí thì sau Đông chí tháng đầu tiên sẽ là tháng nhuận. Lưu ý, không bao giờ được lấy tháng Giêng đầu năm và tháng Chạp cuối năm thành tháng nhuận âm lịch.
Do năm nay tháng 2 âm lịch thỏa mãn các điều kiện trên, nên theo quy ước được lặp lại làm tháng nhuận. Như vậy năm 2023 sẽ có hai tháng 2.
Những kiêng kỵ trong tháng nhuận mà bạn cần biết
Xây nhà, dựng cửa
Người xưa cho rằng trong tháng nhuận việc xây nhà, dựng cửa không đem lại may mắn hay tốt lành cho gia chủ và những người trong gia đình. Không nên khởi công trong tháng nhuận này, nên để tháng trước hoặc là sang tháng sau cho mọi việc được tiến hành thuận lợi, tốt lành và hanh thông hơn.
Xem thêm : Hành vi xâm phạm quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022
Cưới hỏi
Ở một số địa phương thường kiêng cưới hỏi trong tháng nhuận, bởi tháng nhuận thường 4 năm mới có một lần, nếu kỷ niệm ngày cưới, ngày sẽ bị sai lệch, làm mất đi ý nghĩa. Vì thế, nên nếu không muốn 4 năm mới được tổ chức kỷ niệm một lần thì không nên chọn tháng nhuận để kết hôn.
Tuy nhiên, theo phong tục của một số nơi lại có quan niệm rằng tháng nhuận thể hiện sự dư thừa, viên mãn, nên nhiều người chẳng những không kiêng kỵ mà trái lại chọn những ngày phù hợp trong tháng nhuận này để thực hiện các công việc mà mình dự định.
Xây mộ phần, sang cát
Ở một số nơi, người ta có tục kiêng sang cát trong tháng nhuận. Theo quan niệm dân gian thì tháng nhuận là tháng thừa ra trong năm, sang cát hay xây mộ mới là chuyện kiêng kị trong tháng nhuận.
Trong tháng này, Quỷ môn quan không mở được nên tối kị chuyện sang cát cho người thân, tốt nhất nên dời sang trước hoặc sau tháng nhuận. Với người qua đời trong tháng nhuận, có thể làm lễ vào tháng sau đó để linh hồn người đã khuất được siêu thoát.
(*)Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/05/2024 03:59
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024