Categories: Tổng hợp

Câu ghép là gì? Ví dụ về câu ghép

Published by
Video thế nào là câu ghép lớp 8

Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất diễn đạt một ý trọn vẹn. Xét về ngữ pháp thì câu có chủ ngữ và vị ngữ, có thể có trạng ngữ. Tuy nhiên có những câu có nhiều hơn một chủ ngữ và vị ngữ được gọi là câu ghép. Để hiểu rõ hơn về câu ghép là gì? Ví dụ về câu ghép Quý độc giả tiếp tục theo dõi nội dung bài viết dưới đây:

Câu ghép là gì?

Câu ghép là hiện tượng khá phức tạp về mặt lý thuyết. Có rất nhiều cách định nghĩa câu ghép là gì. Theo Wikipedia thì có thể định nghĩa về câu ghép như sau: “Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường chúng ta ghép hai vế tạo ra câu ghép. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm Chủ – Vị), đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác. Câu ghép bắt buộc phải có từ hai cụm chủ vị trở lên”.

Tại sách giáo khoa ngữ văn 8 tập một đưa ra định nghĩa về khái niệm câu ghép là gì như sau: “Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ – vị (C-V) không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu”.

Có thể thấy có nhiều ý kiến khác nhau, khác nhau trong cách hiểu, khác nhau trong cách phân loại. Bên cạnh đó câu ghép ởi vì có từ 2 vế trở lên nên các vế trong cầu cần phải có sự liên kết với nhau một cách hợp lý. Có nhiều cách nối các vế lại với nhau nhưng về cơ bản thì có 3 cách chính: nối trực tiếp, nối bằng cặp từ hô ứng, nối bằng quan hệ từ. Giải pháp được chọn trong sách giáo khoa nhằm tạo sự tiện lợi và hữu ích. Do đó theo sách giáo khoa câu ghép được hạn chế chỉ trong trường hợp:

+ Những câu ghép có hai cụm chủ vị đầy đủ và hai cụm chủ vị này nằm ngoài nhau, không bao chứa nhau.

+ Chọn các quan hệ từ nối vế câu thường gặp nhất và tìm hiểu kiểu quan hệ mà chúng có thể diễn đạt.

Câu ghép được sử dụng để liên kết những vấn đề có sự kết nối với nhau về nghĩa. Thay vì sử dụng nhiều câu đơn, sử dụng câu ghép sẽ giúp nâng cao hiệu quả nghe, hiểu cho người nghe, người đọc.

Ví dụ về câu ghép

Để làm rõ hơn về khái niệm câu ghép là gì bài viết xin đưa ra ví dụv câu ghép để độc giả dễ hình dung.

Ví dụ:

+ Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Trong câu xuất hiện 3 cụm chủ vị, các cụm chủ vị cũng không bao chứa nhau. Ở cụm chủ vị thứ nhất và thứ 2 được nối với nhau bằng dấu phẩy; cụm chủ vị thứ hai và ba nối với nhau bằng quan hệ từ “vì, và”.

+ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Trong câu trên có thể thấy có 3 cụm chủ vị, các cụm C – V không bao chứa nhau. Cụ thể: Cảnh vật chung quanh tôi // đều thay đổi, vì chính lòng tôi // đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi // đi học. Đây là câu ghép.

Các cách nối câu ghép

Thông thường trong câu ghép được nối với nhau bởi các cách:

+ Thứ nhất: Nối bằng từ ngữ nối

Ví dụ: Mình đọc hay tôi đọc.

Chúng tôi mua chứ chúng tôi không xin.

+ Thứ hai: Nối trực tiếp chứ không dùng từ ngữ nối

Trong trường hợp này thì giữa các vế câu phải dùng dấu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc là dấu hai chấm. Ví dụ: Cảnh tượng xung quanh tôi giống như đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Ví dụ: Mưa rơi rào rào trên sân gạch, mưa đổ đồm độp trên phên nứa.

Thời tiết càng khô hanh, da dẻ càng dễ bị khô nẻ.

+ Thứ ba: Nối các vế trong câu bằng quan hệ từ

Giữa các vế trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Nếu muốn biểu thị những quan hệ đó, chúng ta có thể sử dụng các quan hệ từ để nối vế câu với nhau. Một số các quan hệ từ được sử dụng như:

Quan hệ từ: nhưng, và, rồi, thì, hay, hoặc, …

Các cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)… ; bởi … nên (cho nên) …; chẳng những … mà còn …; nhờ … mà …; nếu … thì …; hễ .. thì …; tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … ; không chỉ … mà còn …; để … thì …

Ví dụ: Tôi đến chơi nhưng anh ấy lại không ở nhà

Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu.

Hễ học sinh đi học muộn thì cô giáo sẽ bắt chép phạt.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: câu ghép là gì? Ví dụ về câu ghép. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

This post was last modified on 09/01/2024 12:25

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

3 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

4 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

4 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

5 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

19 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

19 giờ ago