Di sản thiên nhiên hiện nay có giá trị đặc biệt về phương diện thẩm mỹ học. Tùy thuộc vào giá trị đặc biệt của di tích về khoa học hay thẩm mỹ học thì sẽ được tổ chức quốc tế công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Di sản thiên nhiên được coi như khuôn mặt đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế, mang lại giá trị thẩm mỹ và kinh tế to lớn. Chính vì thế, việc bảo tồn những di tích và bảo vệ môi trường thiên nhiên là một trong những trách nhiệm quan trọng yêu cầu tất cả mọi người cùng hành động, chung tay bảo vệ môi trường.
Vậy di sản thiên nhiên là gì? Điều kiện để được công nhận là tài sản thiên nhiên là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY tới số điện thoại 0908308123 để được tư vấn pháp luật MIỄN PHÍ và thuê luật sư giỏi cung cấp dịch vụ gia hạn visa Mỹ hoặc tìm hiểu các nội dung cần thiết thông qua bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Di Sản Thiên Nhiên Là Gì?
– Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi tắt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020);
– Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo Công ước Di sản thế giới thì di sản thiên nhiên được ghi nhận như sau:
Có thể thấy rằng, Di sản thiên nhiên là một hệ sinh thái có cảnh quan đẹp, là nơi cư trú của một số lượng lớn các loài sinh vật cần chúng sinh sống và nói chung là nơi có thể đóng góp rất nhiều cho xã hội từ các khía cạnh khác nhau. Không chỉ thu hút số lượng lớn khách du lịch ghé thăm, và tạo ra nền kinh tế của du lịch tự nhiên thì các di sản thiên nhiên còn cung cấp rất nhiều thông tin theo quan điểm khoa học.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, quy định di sản thiên nhiên bao gồm:
“a) Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản; danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
b) Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;
c) Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật này.”
Xem thêm : Soạn bài Thực hành tiếng việt Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê
Di sản thiên nhiên là những di tích do thiên nhiên tạo thành và có giá trị đặc biệt về thẩm mỹ học. Theo đó dễ dàng nhận thấy các vườn quốc gia hoặc các khu rừng nguyên sinh, danh lam thắng cảnh như núi non, sông biển là những di sản mà con người không tạo thành được.
Di sản thiên nhiên do tổ chức quốc tế công nhận là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam có giá trị nổi bật toàn cầu về thiên nhiên được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản thế giới. Hiện nay, Việt Nam có 2 di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận là di sản thế giới gồm có Vịnh Hạ Long (được công nhận lần 1 về giá trị thẩm mỹ vào ngày 17 tháng 12 năm 1994 và lần 2 về giá trị địa mạo ngày 02 tháng 12 năm 2000) và Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (được công nhận lần 1 về giá trị địa mạo vào ngày 05 tháng 07 năm 2003 và lần 2 về giá trị đa dạng sinh học ngày 03 tháng 07 năm 2015).
Ngoài ra, còn có di sản thiên nhiên khác được xác lập với các tiêu chí tại khoản 2 Điều này được pháp luật bảo vệ và yêu cầu người dân có trách nhiệm trong công tác bảo tồn và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.
Khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định việc xác lập, công nhận tài sản thiên nhiên bao gồm các tiêu chí sau:
Theo đó, để được pháp luật Việt Nam công nhận thì cần đảm bảo đủ 4 yếu tố về giá trị thẩm mỹ đặc biệt; giá trị điển hình về quá trình sinh học; đặc điểm nổi bật, độc đáo hoặc đánh dấu sự tồn tại và phát triển của Trái Đất; có ý nghĩa quan trọng trong điều hòa khí hậu và giữ cân bằng sinh thái tự nhiên. Việc được công nhận tài sản thiên nhiên có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với quốc gia, thể hiện được hình tượng và văn hóa của Việt Nam và hướng tới mục tiêu trở thành di sản thế giới.
Hiện nay, Chính phủ chịu trách nhiệm ban hành các quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xác lập, công nhận di sản thiên nhiên, cụ thể tại: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo đó, trình tự, thủ tục xác lập, công nhận di sản thiên nhiên được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Tổ chức điều tra, đánh giá khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên khác.
Bước 2: Xây dựng dự án xác lập di sản thiên nhiên.
Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan và tham vấn cộng đồng về dự án xác lập di sản thiên nhiên.
Đối với di sản thiên nhiên có ranh giới thuộc địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Bước 4: Tổ chức thẩm định hồ sơ dự án xác lập di sản thiên nhiên.
Xem thêm : Sắt và canxi uống cách nhau bao lâu? Nên uống lúc nào?
Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận di sản thiên nhiên.
– Hồ sơ thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên bao gồm:
– Nội dung thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên bao gồm:
Đối với di sản thiên nhiên cấp tỉnh
– UBND cấp tỉnh tổ chức xây dựng dự án xác lập, tổ chức thẩm định và công nhận di sản thiên nhiên cấp tỉnh trên địa bàn quản lý;
– Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên cấp tỉnh gồm đại diện UBND cấp tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan, UBND cấp huyện có ranh giới thuộc di sản thiên nhiên và các chuyên gia, nhà khoa học thuộc các lĩnh vực có liên quan;
Đối với di sản thiên nhiên cấp quốc gia
– UBND cấp tỉnh tổ chức xây dựng dự án xác lập di sản thiên nhiên cấp quốc gia trên địa bàn quản lý và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ công nhận di sản thiên nhiên cấp quốc gia;
– Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh tổ chức xây dựng dự án xác lập, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công nhận di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh;
– Hội đồng thẩm định gồm các thành viên là đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, đại diện UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ranh giới diện tích khu vực được đề cử di sản thiên nhiên và một số tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học về các lĩnh vực có liên quan.
Trường hợp chưa nắm rõ quy định pháp luật về di sản thiên nhiên theo Luật Bảo vệ môi trường, bạn hãy Liên Hệ Ngay với Luật Hoàng Anh để được Tư Vấn và Cung Cấp Dịch vụ luật sư riêng UY TÍN-CHẤT LƯỢNG.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, sẽ thay mặt bạn thực hiện các thủ tục cần thiết, bảo vệ quyền và lợi ích của bạn trước pháp luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 14/04/2024 14:52
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…
Tử vi hôm nay: 4 con giáp có khả năng đạt được thành công vào…
Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông DIAH, tận hưởng vận may