Luật Dân sự hiện hành mới chỉ ghi nhận về lối đi qua tại khoản 1 Điều 254 mà chưa có quy định cụ thể về lối đi chung. Tuy nhiên có thể xác định nguồn gốc của lối đi chung như sau:
– Lối đi chung hình thành từ lối mòn;
Bạn đang xem: Thỏa thuận về lối đi chung có cần phải công chứng không?
– Lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên;
– Lối đi chung được người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng…
Theo đó, trường hợp thỏa thuận lối đi chung, các bên cần lập văn bản ghi nhận rõ các thông tin:
– Thông tin họ tên của các bên;
– Số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;
– Hộ khẩu thường trú;
Xem thêm : Đơn vị chức năng cơ bản của cơ thể là?
– Cam kết của các bên…
Như vậy, để đảm bảo giá trị pháp lý của thỏa thuận lối đi chung, các bên cần tiến hành lập văn bản có xác nhận và chữ ký đầy đủ. Về vấn đề công chứng thỏa thuận lối đi chung, hiện nay, pháp luật không quy định bắt buộc thực hiện công chứng đối với văn bản thỏa thuận lối đi chung. Mà việc công chứng thỏa thuận lối đi chung sẽ tùy vào nhu cầu của các bên.
Tuy nhiên, các bên nên công chứng văn bản thỏa thuận tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để tăng giá trị pháp lý và đảm bảo tính khách quan, tránh những tranh chấp, rủi ro xảy ra.
Có thể bạn quan tâm: Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng
Khi xảy ra tranh chấp về lối đi chung, các bên có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Căn cứ Điều 202, 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp như sau:
– Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc các tài liệu tương đương tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung là Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án.
– Trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung sẽ thuộc về Tòa án.
Căn cứ Điều 202, 203 Luật Đất đai 2013 và Điều 25,26, 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, việc giải quyết tranh chấp lối đi chung như sau:
Xem thêm : NAM 2001 LẤY VỢ TUỔI GÌ LÀ PHẤT LÊN NHƯ DIỀU GẶP GIÓ?
– Yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường hòa giải
Trường hợp các bên không thể tự hòa giải có thể làm đơn hòa giải gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiêm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình, thời hạn hòa giải tối đa 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
– Yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện giải quyết/khởi kiện tại Tòa án
+ Trường hợp lối đi chung có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ liên quan, các bên khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện nơi có lối đi chung tranh chấp.
Hồ sơ khởi kiện gồm: Đơn khởi kiện; Giấy tờ thỏa thuận lối đi chung; Biên bản hòa giải không thành và các tài liệu khác liên quan.
+ Trường hợp lối đi chung không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác, có thể nộp Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có lối đi chung đang tranh chấp.
Hoặc, trường hợp nộp Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng một trong các bên không đồng ý với kết quả giải quyết thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân để được giải quyết.
Trên đây là giải đáp vấn đề Thỏa thuận lối đi chung có cần công chứng không? Nếu còn vấn đề vứng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 07:21
Hướng dẫn cách làm 12 con giáp rung động để tình yêu luôn nồng nàn
Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…
Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?
Tử vi hôm nay: 4 con giáp ngày 5/11/2024 sẽ phát tài, thoải mái thể…
Con số may mắn hôm nay là 5/11/2024 theo năm sinh, con số chuẩn là…
Tử vi thứ ba ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Hổ bối rối, Chó bị…