Categories: Tổng hợp

Xin giấy phép xây dựng nhà ở ở đâu? Mất bao lâu 2023?

Published by

Xin giấy phép xây dựng ở đâu là một trong những câu hỏi tiên quyết của nhiều nhiều anh / chị em để công trình có thể được đưa vào xây dựng

VẬY:

  • Nên xin giấy phép xây dựng ở đâu?
  • Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép xây dựng gồm những gì?
  • Quy trình xin giấy phép xây dựng có những bước nào?
  • Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở là bao nhiêu?

Để giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình xin giấy phép xây dựng nhà ở.

Khải Minh xin gửi đến bạn bài viết này, nhằm giải quyết các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Trong trường hợp các bạn vẫn chưa nắm rõ khái niệm về giấy phép xây dựng là gì? Hãy nhấp vào text màu đỏ kế bên để tham khảo chi tiết nhé!

Lưu ý về xin giấy phép xây dựng CẦN NẮM 2023

Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép xây dựng CHI TIẾT 2023

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 CHI TIẾT 2023

Xin giấy phép xây dựng ở đâu?

Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở 2023

Quy định về cấp phép xây dựng tại TPHCM 2022 – 2023

10 mẫu giấy phép xây dựng nhà ở CHI TIẾT – CHUẨN 2023 Bản vẽ xin phép xây dựng bao gồm những thông tin gì?

Đơn xin cấp phép xây dựng nhà ở CHUẨN 2023

Mẫu đơn xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp CHUẨN 2023

Giấy phép xây dựng tạm thời (có thời hạn) là gì? Có được hoàn công không?

Lưu ý về việc miễn giấy phép xây dựng CHI TIẾT 2023

Xây nhà tạm có phải xin giấy phép không?

Làm nhà tiền chế có phải xin phép không?

Dựng nhà tôn có phải xin giấy phép xây không?

Nhà dưới 30m2 có được cấp phép xây dựng không?

Nhà ở riêng lẻ là gì? Cần điều kiện gì để được cấp phép xây dựng?

Công trình theo tuyến là gì? Điều kiện để cấp phép xây dựng?

1. Xin giấy phép xây dựng ở đâu?

Xin giấy phép xây dựng ở đâu là điều mà các chủ đầu tư đang rất quan tâm hiện nay.

Việc xin giấy phép xây dựng ở đâu còn phụ thuộc vào:

  • Vị trí địa lý
  • Quy mô công trình xây dựng
  • Mục đích xây dựng công trình,…

Theo Điều 103 Bộ Luật Xây Dựng 2014, cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được quy định như sau:

Có phải bạn đang gặp vấn đề về việc Xin giấy phép xây dựng nhà ở???

Đừng lo công ty xây dựng Khải Minh sẽ LO HẾT CHO CÁC BẠN! CA KHÓ CỠ NÀO, chúng tôi đều LÀM ĐƯỢC! => Liên hệ ngay với chúng tôi!

1.1 Thẩm quyền của Bộ Xây Dựng

Công trình xây dựng cấp đặc biệt đã biết xin giấy phép xây dựng ở đâu chưa?

Bộ Xây Dựng chính là nơi có thẩm quyền cấp phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt.

Ví dụ như:

  • Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa có hơn 1.000 giường bệnh;
  • Nhà ga hàng không có lượt khách lớn hơn 10 triệu lượt khách/năm
  • Sân vận động cấp quốc gia có hơn 40.000 chỗ ngồi
  • Trung tâm hội nghị
  • Nhà văn hóa
  • Nhà hát
  • Rạp chiếu phim
  • Rạp xiếc
  • Câu lạc bộ
  • Vũ trường
  • Một số công trình văn hóa tập trung đông người khác có sức chứa hơn 3.000 người;
  • Công trình Nhà Quốc hội
  • Trụ sở Chính phủ
  • Trụ sở Trung ương Đảng
  • Phủ Chủ tịch
  • Và một số công trình đặc biệt quan trọng khác,…

1.2 Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình sau:

  • Các công trình xây dựng cấp I, cấp II theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư 03/2016/TT-BXD;
  • Công trình tôn giáo
  • Công trình di tích lịch sử – văn hóa
  • Công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng;
  • Công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị;
  • Công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đây là câu trả lời cho các chủ đầu tư thuộc các dạng công trình trên, biết xin giấy phép xây dựng ở đâu.

1.3 Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ trong địa bàn huyện mình quản lý:

  • Các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị;
  • Trung tâm cụm xã;
  • Trong khu bảo tồn;
  • Khu di tích lịch sử – văn hóa.

* Trừ các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền của:

  • Bộ xây dựng
  • Hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nêu trên.

1.4 Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở đơn lẻ nằm trong quy hoạch phát triển của xã mình.

Như vậy, có thể xin giấy phép xây dựng ở đâu?

  • Bộ xây dựng
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện
  • Ủy ban nhân dân cấp xã

Tùy vào:

  • Tí nh chất
  • Quy mô
  • Loại công trình,…

Mà nhà đầu tư sẽ đến cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép theo đúng quy định.

ĐẶC BIỆT LƯU Ý:

Xin giấy phép xây dựng ở đâu thì cơ quan đó là cơ quan có thẩm quyền:

  • Điều chỉnh
  • Gia hạn
  • Cấp lại
  • Thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.

Trường hợp cấp giấy phép xây dựng không đúng quy định mà không thu hồi giấy phép đã cấp sai

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp sẽ quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.

2. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng cần những giấy tờ gì?

2.1 Đối với công trình nhà ở riêng lẻ

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD, hồ sơ xin phép xây dựng nhà ở bao gồm các loại giấy tờ như sau:

Thứ 1: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BXD.

Thứ 2: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản vẽ thiết kế kỹ thuật / thiết kế bản vẽ thi công

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở

BẢN SAO hoặc TỆP TIN CHỨA:

  • Bản chụp chính của hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật
  • Hoặc thiết kế bản vẽ thi công

Và chúng phải được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

  • Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.
  • Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
  • Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứngmặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

Thứ 3: Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính chứng minh quyền sử dụng đất

Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ

Chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Thứ 4: Bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Thứ 5: Bổ sung bản sao / tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chập thuận biệp pháp thi công móng

Đối với công trình xây chen có tầng hầm

Thì cần phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư

Đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.

2.2 Đối với trường hợp xây dựng mới các công trình khác

2.2.1 Công trình không theo tuyến:

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng cho công trình không theo tuyến gồm các loại giấy tờ sau:

Giấy tờ 1

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư này.

Giấy tờ 2

Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp đối với công trình:

  • Xây dựng trạm
  • Cột phát sóng tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng cho xây dựng, không chuyển đổi được mục đích sử dụng đất

Thì nộp bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về địa Điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Giấy tờ 3

Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật

Hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

  1. Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứngmặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200.
  2. Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình.
  3. Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Hình ảnh: Hồ sơ xin cấp phép xây dựng công trình không theo tuyến

2.2.2 Công trình theo tuyến trong đô thị:

Hồ sơ xin cấp phép xây dựng cho công trình theo tuyến trong đô thị phải bao gồm các loại giấy tờ:

Giấy tờ 1

Đơn đề nghị cấp phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư này

Giấy tờ 2

Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai

Hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến.

Giấy tờ 3

Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

Giấy tờ 4

Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật

Hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng

Mỗi bộ gồm:

  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 – 1/5000.
  • Sơ đồ vị trí tuyến công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500.
  • Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Riêng đối với công trình ngầm phải bổ sung thêm:

  • Bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.
  • Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500.

Hình ảnh: Hồ sơ xin cấp phép xây dựng công trình theo tuyến trong đô thị

2.2.3 Công trình tôn giáo, tín ngưỡng, các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế.

Điểm chung của 3 loại công trình này là các loại giấy tờ hồ sơ xin cấp phép xây dựng

Tương tự như quy định về cấp phép xây dựng công trình không theo tuyến.

TUY NHIÊN:

Đối với công trình tôn giáo:

Cần phải có bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính:

  • Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng
  • Quy mô công trình của cơ quan tôn giáo theo phân cấp.
Đối với công trình các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế:

Phải kèm theo các Điều Khoản quy định của Hiệp định

Hoặc thỏa thuận đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam.

Hình ảnh: Quy định về cấp giấy phép xây dựng mới nhất

2.2.4 Công trình tượng đài, tranh hoành tráng:

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng gồm có các loại giấy tờ sau:

Giấy tờ 1

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Giấy tờ 2

Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Giấy tờ 3

Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, di tích lịch sử theo phân cấp. Giấy tờ 4

Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật

Hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

  1. Sơ đồ vị trí công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500.
  2. Bản vẽ các mặt đứng, các mặt cắt chủ yếu công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.
  3. Bản vẽ mặt bằng công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500.

Hình ảnh: Hồ sơ cấp phép xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng

2.2.5 Công trình quảng cáo:

Hồ sơ cấp phép xây dựng đối với công trình quảng cáo gồm những loại giấy tờ sau:

Giấy tờ 1

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Giấy tờ 2

Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hợp đồng thuê đất

Hoặc hợp đồng thuê công trình đối với trường hợp thuê đất

Hoặc thuê công trình để xây dựng công trình quảng cáo.

Giấy tờ 3

Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Giấy tờ 4

Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về địa Điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Trong trường hợp công trình xây dựng tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng cho xây dựng, không chuyển đổi được mục đích sử dụng đất.

Hình ảnh: Hồ sơ xin phép xây dựng công trình quảng cáo

Đối với trường hợp công trình xây dựng mới:

Giấy tờ 1

Sơ đồ vị trí công trình tỷ lệ 1/50 – 1/500.

Giấy tờ 2

Bản vẽ các mặt đứng chính công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Giấy tờ 3

Bản vẽ mặt cắt móng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/50.

Giấy tờ 4

Bản vẽ mặt bằng công trình tỷ lệ 1/50 – 1/500

Đối với trường hợp biển quảng cáo được gắn vào công trình đã được xây dựng hợp pháp:

Giấy tờ 1

Bản vẽ kết cấu của bộ phận công trình tại vị trí gắn biển quảng cáo tỷ lệ 1/50.

Giấy tờ 2

Bản vẽ các mặt đứng công trình có gắn biển quảng cáo tỷ lệ 1/50 – 1/100.

3. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng áp dụng mẫu nào?

4. Quy trình xin giấy phép xây dựng dự án

Thủ tục xin cấp phép xây dựng gồm 3 bước như sau:

Bước 1

Chuẩn bị 01 hồ sơ (các loại giấy tờ cần có), nộp tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.

Bước 2

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ.

  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ còn thiếu.
  • Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất.

Đối với một số trường hợp cần phải xem xét thêm.

👉 Cơ quan cấp giấy xin phép xây dựng sẽ thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do. Đồng thời báo cáo cho cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.

Bước 3

Người sử dụng đất đến nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian đã ghi trong giấy biên nhận

Để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định.

  • Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy xin phép xây dựng.
  • Đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy xin phép xây dựng sẽ được nhận văn bản trả lời.

5. Thủ tục xin giấy phép xây dựng mất bao lâu?

Trường hợp cấp giấy xin phép xây dựng mới bao gồm giấy phép xây dựng tạm, điều chỉnh, giấy phép di dời:

  • Đối với công trình: Không quá 20 ngày làm việc;
  • Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị: Không quá 15 ngày làm việc;
  • Đối với nhà ở nông thôn: Không quá 10 ngày làm việc

(Thời gian tính kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ)

Hình ảnh: Thủ xin giấy phép xây dựng mất bao lâu

Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm:

  • Thông báo lý do bằng văn bản cho chủ đầu tư
  • Báo cáo lên cơ quan thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét, chỉ đạo thực hiện
  • Thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn (Theo điều 102 Luật Xây Dựng 2014).

6. Điểm mới trong quy định xin giấy phép xây dựng 2021

So sánh sự khác biệt giữa Luật Xây Dựng năm 2014 và Luật Xây Dựng sửa đổi năm 2021 về vấn đề Cấp giấy phép xây dựng

Chỉ tiêu

Luật Xây Dựng năm 2014

Luật Xây Dựng sửa đổi năm 2021

1. Thời gian cấp phép xây dựng cho công trình

30 ngày

(Theo điểm e khoản 1 Điều 102)

20 ngày

(Theo khoản 36 Điều 1 Luật Xây Dựng)

2. Các trường hợp miễn giấy phép xây dựng

(1). Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp

+ Không quy định.

+ Không cần lệnh khẩn cấp.

+ Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công.

+ Do người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, xã hội quyết định đầu tư xây dựng:

  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Tòa án nhân dân tối cao;
  • Kiểm toán nhà nước;
  • Văn phòng Chủ tịch nước;
  • Văn phòng Quốc hội;
  • Cơ quan thuộc Chính phủ;
  • Cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

(2). Công trình xây dựng tạm

+ Phục vụ thi công xây dựng công trình chính.

+ Bao gồm cả công trình có mục đích sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác.

(3). Công trình theo tuyến ngoài đô thị

+ Phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận về hướng tuyến công trình.

+ Bổ sung quy định phù hợp với quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.

(4). Nhà ở riêng lẻ

+ Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có:

  • Quy mô dưới 7 tầng
  • Tổng diện tích sàn dưới 500m2
  • Có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Sửa đổi quy định từ “dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở” thành “dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở”.

+ Bỏ quy định về giới hạn tổng diện tích sàn.

(5). Công trình quảng cáo

+ Không quy định

+ Không thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng theo quy định của Pháp luật về quảng cáo.

+ Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Pháp luật.

(6). Công trình xây dựng ở nông thôn

+ Thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt

+ Nhà ở riêng lẻ nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

+ Giới hạn số tầng (dưới 7 tầng), trừ nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo. (Phải thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng).

+ Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyện môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau khi thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng.

+ Đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Pháp luật

3. Cấp giấy phép xây dựng khi thuộc quy hoạch treo

+ Không quy định

+ Trường hợp sau 3 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện.

+ Nếu đất vẫn thuộc diện quy hoạch nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa thu hồi đất để thực hiện dự án (quy hoạch treo).

+ Thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn

4.Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

+ Theo khoản 1 Điều 103, Bộ Xây dựng có thẩm quyền cấp phép xây dựng đối với các công trình đặc biệt

+ Bãi bỏ khoản 1 Điều 103

+ Công trình cấp đặc biệt thuộc tỉnh, thành nào thì do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành đó cấp giấy phép

7. Một số câu hỏi về thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở

7.3 4 trường hợp nhà ở phải có giấy phép xây dựng

Dưới đây là 4 trường hợp nhà ở phải có giấy cấp phép xây dựng (Theo khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020):

  1. Nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  2. Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng nhưng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  3. Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn nhưng được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa
  4. Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô từ 07 tầng trở lên.

7.4 3 trường hợp nhà ở được miễn giấy phép xây dựng

Dưới đây là 3 trường hợp nhà ở được miễn giấy cấp phép xây dựng (Căn cứ vào khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020):

  1. Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp này phải thông báo thời điểm khởi công).
  2. Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  3. Nhà ở riêng lẻ tại miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.

7.5 Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở quy định như thế nào?

Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Do đó, lệ phí cấp giấy phép xây dựng mỗi tỉnh thành có thể có mức thu khác nhau.

Sau đây là lệ phí khi xin cấp giấy phép xây dựng tại 3 thành phố lớn là: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng mà bạn có thể tham khảo.

Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở tại Hà Nội Căn cứ nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 thì:

  • Cấp mới đối với nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép): 75.000 đồng.
  • Cấp mới đối với công trình khác: 150.000 đồng.
  • Gia hạn giấy phép xây dựng: 15.000 đồng.

Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ Điều 2 Nghị quyết 18/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017, cụ thể:

  • Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: 75.000 đồng.
  • Cấp giấy phép xây dựng các công trình khác: 150.000 đồng.
  • Gia hạn, cấp lại, điều chỉnh giấy phép xây dựng: 15.000 đồng.
  • Đối tượng miễn thu: Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng.

Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở tại Hải Phòng căn cứ Nghị quyết 45/2018/NQ-HĐND ngày 10/12/2018, cụ thể:

  • Cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ: 75.000 đồng.
  • Cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng khác: 150.000 đồng.
  • Gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng: 15.000 đồng.

7.7 Chưa sang tên sổ đỏ thì ai sẽ đứng tên trên giấy phép xây dựng?

Căn cứ vào:

Điều 95, Luật đất đai năm 2013 Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;

c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;

Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 95 thì:

  • Nếu người nhận sang tên và người đứng tên sổ đỏ đã đăng ký biến động nhà đất về vấn đề tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận sang tên có thể dùng sổ hồng chưa kịp sang tên để xin giấy phép xây dựng và chủ hộ sẽ vẫn là người nhận sang tên.

  • Trường hợp người nhận sang tên và người đứng tên sổ đỏ chưa đăng ký biến động nhà đất thì nếu xin giấy phép đăng ký xây dựng, chủ hộ vẫn sẽ là người đứng tên sổ đỏ.

7.8 Xử phạt vi phạm hành chính khi xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng?

Căn cứ khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, trường hợp phải có giấy phép nhưng không có giấy phép xây dựng nhà sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

  • Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp (2).
  • Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
  • Ngoài việc bị phạt tiền thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải dừng thi công và có thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản để thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà.
    • Nếu quá thời hạn 60 ngày mà không xuất trình được giấy phép xây dựng nhà thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ.

8. Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Khải Minh về các vấn đề xin giấy phép xây dựng ở đâu, thủ tục cấp phép xây dựng công trình như thế nào, các vấn đề thường gặp phải khi xin cấp giấy phép xây dựng. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn!

This post was last modified on 28/04/2024 06:43

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

11 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

11 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

15 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

20 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

20 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

21 giờ ago