Categories: Tổng hợp

Hết thời hạn điều tra vụ án hình sự thì xử lý như thế nào?

Published by

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là gì? Cách tính thời hạn điều tra vụ án hình sự quy định như thế nào? Hết thời hạn điều tra vụ an hình sự thì xử lý như thế nào? Hãy cùng công ty luật Nhân Hậu tìm hiểu ngay sau đây.

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là khoảng thời gian mà Cơ quan điều tra phải tiến hành các công việc để xác định tội phạm, khi kết thúc điều tra phải ra bản kết luận điều tra, đồng thời có đề nghị truy tố vụ án hình sự (nếu đã xác định được tội phạm), hoặc đình chỉ điều tra (nếu không có căn cứ chứng minh người đó phạm tội).

Cách tính thời hạn điều tra vụ án hình sự

Tại khoản 1 Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Thời hạn điều tra vụ án hình sự là khoảng thời gian để cơ quan điều tra tiến hành các biện pháp nghiệp vụ trong phạm vi thẩm quyền để điều tra tội phạm, khoảng thời gian này được tính kể từ khi có quyết định khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

Ví dụ: Ngày 12/07/2023 Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông XYZ về tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015. Như vậy, trường hợp ông XYZ này là tội phạm ít nghiêm trọng, do đó thời hạn điều tra tối đa là 2 tháng.

Sau khi quyết định khởi tố vụ án thì cơ quan điều tra phải tiến hành các biện pháp để xác định tội phạm trong thời hạn 2 tháng, nghĩa là phải tiến hành điều tra lâu nhất là đến hết ngày 12/09/2023 phải kết thúc điều tra. Trong trường hợp vụ án đó có tính chất phức tạp cần điều tra làm rõ thì có thể đề nghị gia hạn thêm 1 lần nhưng không quá 2 tháng. Nghĩa là điều tra thêm lâu nhất là đến hết ngày 12/11/2023 phải ra bản kết luận điều tra.

Thời hạn điều tra vụ án hình sự trong bao lâu?

Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (gọi tắt là BLTTHS) thì thời hạn điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng tối đa 2 tháng, đối với tội phạm nghiêm trọng là tối đa 3 tháng, đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đối đa 4 tháng. Tuy nhiên, chưa tính đến khoảng thời gian gia hạn, thời gian điều tra lại và thời gian điều tra bổ sung.

Khoảng thời gian điều tra trong một vụ án hình sự bao gồm: Khoảng thời gian điều tra chính, khoảng thời gian gia hạn điều tra, khoảng thời gian điều tra bổ sung, khoảng thời gian điều tra lại, và khoảng thời gian phục hồi điều tra.

Căn cứ BLTTHS, thời hạn điều tra đối với các loại tội phạm như sau:

1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng: Tối đa 8 tháng

Tội phạm ít nghiêm trọng “là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 3 năm” 1.

– Thời gian điều tra chính: 2 tháng

Căn cứ khoản 1 Điều 172 BLTTHS quy định, đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì thời gian điều tra tối đa là 2 tháng. Trong thời hạn này, nếu điều tra đầy đủ, chính xác thì sẽ chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để truy tố.

– Thời gian gia hạn điều tra: 2 tháng

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 172 BLTTHS quy định, trường hợp vụ án có tình tiết phức tạp cần điều tra làm rõ thì có thể gia hạn thêm, thời gian gia hạn điều tra không quá 2 tháng.

– Thời gian điều tra bổ sung theo yêu cầu của Viện kiểm sát: 2 tháng

Sau khi điều tra xong thì Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để truy tố. Khi nhận hồ sơ vụ án, nếu xét thấy còn thiếu chứng cứ và cần điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTHS thì Viện kiểm sát được trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung 2 lần nhưng không quá 2 tháng.

– Thời gian điều tra bổ sung theo yêu cầu của Tòa án: 1 tháng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTHS thì Tòa án được trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung 2 lần (Chủ tọa phiên tòa 1 lần, Hội đồng xét xử 1 lần) nhưng không quá 1 tháng

Như vậy, đối với tội phạm ít nghiêm trọng nhưng có yếu tố phức tạp cần gia hạn điều tra, điều tra bổ sung thì thời gian điều tra vụ án hình sự đó có thể lên tới 7 tháng.

Trong trường hợp bị trả hồ sơ để điều tra lại thì thời gian điều tra và gia hạn điều tra được tính lại từ đầu, bao gồm 2 tháng điều tra chính, 2 tháng gia hạn, 2 tháng điều tra lại và 2 tháng điều tra gia hạn của giai đoạn điều tra lại, tổng cộng có thể lên đến 8 tháng.

2. Thời hạn điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng: Tối đa 16 tháng

Tội phạm nghiêm trọng “là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do BLTTHS quy định đối với tội ấy là từ trên 3 năm tù đến 7 năm tù” 2.

– Thời gian điều tra chính: 3 tháng (Khoản 1 Điều 172 BLTTHS)

– Thời gian gia hạn điều tra: 5 tháng

Tại điểm b khoản 2 Điều 172 BLTTHS quy định, đối với tội phạm nghiêm trọng thì có thể gia hạn điều tra 2 lần, lần đầu gia hạn tối đa 3 tháng, lần hai gia hạn tối đa 2 tháng. Tổng cộng thời gian gia hạn là 5 tháng.

– Thời gian điều tra bổ sung theo yêu cầu của Viện kiểm sát: 2 tháng (Khoản 2 Điều 174 BLTTHS)

– Thời gian điều tra bổ sung theo yêu cầu của Tòa án: 1 tháng (Khoản 2 Điều 174 BLTTHS)

Như vậy, tổng thời gian điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng là 11 tháng, chưa kể nếu bị trả hồ sơ điều tra lại thì thời hạn và gia hạn sẽ được tính lại từ đầu, lúc này thời gian điều tra có thể lên đến 18 tháng. (3 tháng điều tra chính + 5 tháng điều tra gia hạn + 3 tháng điều tra lại + 5 tháng điều tra gia hạn trong giai đoạn điều tra lại).

3. Thời hạn điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng: Tối đa 24 tháng

Tội phạm rất nghiêm trọng là “tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù” 3.

– Thời gian điều tra chính: 4 tháng (Khoản 1 Điều 172 BLTTHS

– Thời gian gia hạn điều tra: 8 tháng

Tại điểm c khoản 2 Điều 172 BLTTHS quy định, đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì có thể gia hạn điều tra 2 lần, mỗi lần gia hạn tối đa 4 tháng. Tổng thời gian gia hạn là 8 tháng.

– Thời gian điều tra bổ sung theo yêu cầu của Viện kiểm sát: 2 tháng (Khoản 2 Điều 174 BLTTHS)

– Thời gian điều tra bổ sung theo yêu cầu của Tòa án: 1 tháng (Khoản 2 Điều 174 BLTTHS)

Như vậy, thời gian điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể lên tới 15 tháng.

Trường hợp điều tra lại thì thời hạn điều tra được tính lại từ đầu có thể lên tới 24 tháng (4 tháng điều tra chính + 8 tháng điều tra gia hạn + 4 tháng điều tra lại + 8 tháng điều tra gia hạn giai đoạn điều tra lại = 24 tháng).

4. Thời hạn điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Tối đa 32 tháng

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là “tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình” 4.

– Thời gian điều tra chính: 4 tháng

– Thời gian gia hạn điều tra: 12 tháng

Tại điểm d khoản 2 Điều 172 BLTTHS quy định, đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 4 tháng. Như vậy, tổng thời gian gia hạn điều tra đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 12 tháng.

– Thời gian điều tra bổ sung theo yêu cầu của Viện kiểm sát: 2 tháng (Khoản 2 Điều 174 BLTTHS)

– Thời gian điều tra bổ sung theo yêu cầu của Tòa án: 1 tháng (Khoản 2 Điều 174 BLTTHS)

Như vậy, thời gian điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể kéo dài lên đến 19 tháng

Trường hợp phải điều tra lại thì thời gian điều tra bắt đầu lại từ đầu, có thể kéo dài đến 32 tháng.

Hết thời hạn điều tra vụ án hình sự thì xử lý như thế nào?

Tại các Điều 229, 230, 232 BLTTHS 2015 quy định, khi hết thời hạn điều tra vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra phải ra một trong các quyết định sau: Tạm đình chỉ điều tra (không biết bị can đang ở đâu), đình chỉ điều tra (không chứng minh được tội phạm), hoặc ra quyết định đề nghị truy tố (có căn cứ chứng minh tội phạm).

1. Ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án (nếu không biết bị can đang ở đâu)

Căn cứ Điều 229 BLTTHS quy định, trường hợp đã hết thời hạn điều tra nhưng chưa xác định được bị can, hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án. Quyết định này được ra sau quyết định truy nã bị can.

Trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền lợi của họ.

Trước khi ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can trước.

2. Ra quyết định đình chỉ điều tra (nếu không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm)

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 230 BLTTHS quy định, trường hợp đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra, quyết định này phải được gửi cho Viện kiểm sát và những người liên quan.

Tuy nhiên, không phải có quyết định đình chỉ điều tra vụ án thì vụ án sẽ được khép lại, mà còn phải được xem xét thông qua bởi Viện kiểm sát, cụ thể:

– Nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra vụ án có căn cứ và đúng quy định pháp luật thì Viện kiểm sát sẽ trả lại hồ sơ cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo phạm vi thẩm quyền của mình.

– Trường hợp thấy quyết định đình chỉ điều tra vụ án không có căn cứ thì Viện kiểm sát sẽ hủy bỏ quyết định đó, đồng thời yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra vụ án lại ban đầu.

– Trường hợp thấy đủ căn cứ để truy tố thì Viện kiểm sát sẽ hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và tự mình ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

3. Ra quyết định đề nghị truy tố (nếu chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm)

Căn cứ tại Điều 232 BLTTHS quy định, khi hết thời hạn điều tra vụ án hình sự (kết thúc điều tra đúng thời hạn điều tra) mà có căn cứ chứng minh tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày ra quyết định, Cơ quan điều tra phải giao quyết định các chủ thể sau:

– Giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp.

– Giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cho bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa.

– Thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

  1. điểm a khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự 2015.
  2. Iđiểm b khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự 2015.
  3. điểm c khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự 2015.
  4. điểm d khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự 2015.

This post was last modified on 02/05/2024 01:22

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

4 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

4 giờ ago

Thần TÀI ban LỘC chớp nhoáng: 4 con giáp GIÀU nhanh cuối năm 2024, sang 2025 tiếp tục bùng NỔ

Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…

8 giờ ago

Top 4 con giáp thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty riêng

Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…

8 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công rực rỡ?

Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?

13 giờ ago

Thần tài mở kho lương: 4 tuần tới mọi mong muốn thành hiện thực, 4 con giáp thăng hạng GIÀU bất thình lình

Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…

13 giờ ago