Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 đã giải thích khái niệm thông tin là gì như sau:
1. Thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.
Bạn đang xem: Thông tin là gì? Người dân được tiếp cận thông tin như thế nào?
Theo đó, thông tin là tin dữ liệu chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn. Thông tin tồn tại dưới các dạng sau:
Theo Điều 25 Hiến pháp năm 2013, công dân có quyền tiếp cận thông tin. Việc thực hiện các quyền này của công dân sẽ do pháp luật quy định cụ thể.
Cùng với đó, Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng nêu rõ, mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Vấn đề hạn chế quyền tiếp cận thông tin chỉ đặt ra khi pháp luật có quy định.
Căn cứ Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, người dân được tiếp cận các loại thông tin sau:
– Thông tin của cơ quan nhà nước, trừ các nhóm thông tin sau:
+ Thông tin thuộc bí mật nhà nước: Thông tin có nội dung quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác. Khi thông tin này được giải mật thì công dân được quyền tiếp cận.
+ Thông tin mà nếu để người dân tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng; nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo lưu hành nội bộ.
– Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh: Được tiếp cận khi chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý, trừ trường hượp cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân: Được tiếp cận khi cá nhân đó đồng ý.
Không chỉ giải thích thông tin là gì, Luật Tiếp cận thông tin 2016 còn liệt kê hàng loạt các thông tin được công khai tại Điều 17. Có thể kể đến một số thông tin sau: Văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; dự án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội; quyết toán ngân sách nhà nước;…
Các thông tin này sẽ được công khai đến người dân thông qua các hình thức sau:
3.1 Đăng tải trên cổng thông tin điện tử
Các thông tin được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử bao gồm:
– Văn bản quy phạm pháp luật; điều ước quốc tế; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước.
– Thông tin hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách.
– Chương trình, dự án, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước.
– Thông tin về danh mục dự án, chương trình và kết quả thực hiện đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công,…
– Báo cáo tài chính năm; thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học.
– Các thông tin nếu xét thấy cần thiết công khai vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng…
Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước phải được liên kết, tích hợp với cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan trực thuộc để cập nhật thông tin, tạo thuận lợi cho người dân tìm kiếm, khai thác thông tin.
Trường hợp cơ quan đó chưa có cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử thì phải công khai thông tin bằng hình thức thích hợp khác.
3.2 Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng
Theo Điều 20 Luật Tiếp cận thông tin, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời cho cơ quan thông tin đại chúng những thông tin mà pháp luật quy định phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Việc đăng, phát thông tin trên báo chí phải tuân thủ quy định của pháp luật về báo chí. Khi đăng, phát thông tin, cơ quan thông tin đại chúng phải bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, kịp thời đến người dân.
3.3 Công khai bằng cách đăng Công báo
Theo Điều 21 Luật Tiếp cận thông tin, việc đăng Công báo để công khai thông tin đến người dân phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, ấn phẩm Công báo được xuất bản dưới hình thức Công báo in và Công báo điện tử. Trong đó:
– Công báo in là Công báo được in trên bản giấy.
– Công báo điện tử là bản điện tử của Công báo in, được đăng khi Công báo in phát hành.
3.4 Niêm yết tại trụ sở cơ quan và các địa điểm khác
Cũng theo Điều 21 Luật Tiếp cận thông tin, việc niêm yết công khai thông tin tại trụ sở cơ quan nhà nước hoặc các địa điểm được chỉ định khác phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, trong đó tuân thủ yêu cầu về địa điểm và thời gian niêm yết.
Trường hợp thông tin được yêu cầu công khai bằng hình thức niêm yết mà pháp luật chưa quy định cụ thể về địa điểm, thời hạn niêm yết thì thông tin đó phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước hoặc địa điểm sinh hoạt cộng đồng trong thời hạn ít nhất là 30 ngày.
3.5 Công khai thông qua hình thức khác
Ngoài các hình thức công khai đã nêu, thông tin còn còn có thể được công khai thông qua:
Xem thêm : Tài sản đảm bảo (Collateral) là gì? Yêu cầu đối với tài sản đảm bảo
– Việc tiếp công dân, thông cáo báo chí, họp báo, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước.
– Các hình thức công khai khác tạo thuận lợi cho công dân do cơ quan nhà nước xác định.
Căn cứ Điều 23 Luật Tiếp cận thông tin, người dân được yêu cầu cung cấp các loại thông tin sau:
(1) – Thông tin theo quy định là phải được công khai nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
– Chưa được công khai trong thời hạn công khai.
– Thông tin đã hết thời hạn công khai theo quy định.
– Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người dân không thể tiếp cận được.
(2) – Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng, bí mật cá nhân, bí mật gia đình nếu được cá nhân, gia đình đó đồng ý.
(3) – Thông tin liên quan đến đời sống, sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc loại thông tin đã nêu
(4) – Thông tin khác do cơ quan nhà nước tạo ra hoặc nắm giữ.
Ngoài khái niệm thông tin là gì và các thông tin mà công dân được quyền tiếp cận, mọi người cũng cần nắm được các thủ tục yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Theo khoản 1 Điều 24 Luật Tiếp cận thông tin, người dân có thể đến trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở cơ quan nhà nước để yêu cầu cung cấp thông tin hoặc gửi phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, bưu điện, fax đến cơ quan đó. Thủ tục thực hiện đối với từng hình thức yêu cầu thông tin như sau:
5.1. Thủ tục cung cấp thông tin tại trụ sở cơ quan
Căn cứ Điều 29 Luật Tiếp cận thông tin 2016, việc cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan nhà nước được thực hiện như sau:
– Thông tin đơn giản, có sẵn:
Người dân được trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc yêu cầu cung cấp ngay bản sao, bản chụp tài liệu.
– Thông tin phức tạp, không có sẵn:
Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhà nước nhận được yêu cầu hợp lệ thì phải thông báo cho người dân đến trụ sở để đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc nhận bản sao, bản chụp tài liệu hoặc có văn bản thông báo từ chối cung cấp thông tin. Trường hợp cần thêm thời gian thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc và phải có văn bản thông báo cho người dân.
5.2 Thủ tục cung cấp thông tin qua mạng điện tử
Căn cứ Điều 30 Luật Tiếp cận thông tin 2016, việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử
được thực hiện như sau:
* Điều kiện:
– Thông tin được yêu cầu là thông tin thuộc tập tin có sẵn và có thể truyền tải qua mạng điện tử.
– Cơ quan nhà nước có đủ điều kiện về kỹ thuật để cung cấp thông tin đó.
* Cách thức cung cấp thông tin:
– Gửi tập tin đính kèm email.
– Cung cấp mã truy cập một lần.
– Chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải thông tin yêu cầu.
* Thời gian giải quyết:
– Thông tin đơn giản, có sẵn: 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhà nước nhận được yêu cầu hợp lệ.
– Thông tin phức tạp, không có sẵn:
+ Trong 03 ngày làm việc phải thông báo về thời hạn giải quyết.
+ Chậm nhất là 15 ngày làm việc: Cơ quan nhà nước phải cung cấp thông tin hoặc có văn bản thông báo từ chối cung cấp thông tin.
Trường hợp cần thêm thời gian có thể gia hạn tối đa 15 ngày và phải có văn bản thông báo.
5.3 Thủ tục cung cấp thông tin qua bưu điện, fax
Căn cứ Điều 30 Luật Tiếp cận thông tin 2016, việc cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax được thực hiện như sau:
Xem thêm : Xẹp phổi là gì? Liệu có phải bệnh lý nguy hiểm không?
– Thông tin đơn giản, có sẵn: Cơ quan nhà nước cung cấp thông tin trong 05 ngày làm việc.
– Thông tin phức tạp, không có sẵn:
+ Chậm nhất là 03 ngày làm việc, phải thông báo bằng về thời hạn giải quyết.
+ Chậm nhất là 15 ngày làm việc, cơ quan nhà nước phải cung cấp thông tin hoặc có văn bản thông báo từ chối cung cấp thông tin.
Trường hợp cần thêm thời gian có thể gia hạn tối đa 15 ngày và phải có văn bản thông báo.
>> Trường hợp không được cung cấp thông tin theo quy định, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn về thủ tục khiếu nại.
Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015 đã liệt kê cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng, khai thác thông tin trên không gian mạng như sau:
– Ngăn chặn truyền tải thông tin trên không gian mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên không gian mạng trái luật.
– Gây ảnh hưởng, cản trở trái luật tới hoạt động bình thường hoặc khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người dùng.
– Tấn công, vô hiệu thông tin hóa trái luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin.
– Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, xây dựng hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.
– Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh thông tin cá nhân của người khác trái luật; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin.
– Xâm nhập trái luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh mật mã dân sự không rõ nguồn gốc.
Như vậy, ngoài việc nắm rõ thuật ngữ thông tin là gì, người dân cũng cần tránh thực hiện các hành vi nêu trên nếu không muốn bị xử phạt.
Trường hợp sử dụng trái phép thông tin của người khác, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự. Ngoài ra, việc sử dụng trái phép thông tin của cá nhân, tổ chức mà gây thiệt hại, người vi phạm còn phả chịu trách nhiệm bồi thường.
7.1 Xử phạt hành chính
Căn cứ Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP, việc thu thập sử dụng trái phép thông tin cá nhân bị xử lý như sau:
– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng về hành vi:
+ Thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của người đó.
+ Cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba khi cá nhân đã yêu cầu ngừng cung cấp.
– Phạt tiền từ 40 – 60 triệu đồng về hành vi:
+ Sử dụng không đúng mục đích thông tin cá nhân đã thỏa thuận khi thu thập hoặc khi chưa có sự đồng ý của người đó.
+ Cung cấp/chia sẻ/phát tán thông tin cá nhân đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người đó
+ Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác.
7.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Trường hợp sử dụng trái phép thông tin của cá nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể bị xử lý về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Mức phạt cao nhất với tội này lên đến 05 năm tù.
Trường hợp mua bán, tặng cho, trao đổi, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được sự đồng ý của người đó thì cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo Điều 288 Bộ luật Hình sự.
Mức phạt cao nhất mà người phạm tội này phải đối mặt là 07 năm tù.
7.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015, người nào có hành vi gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác thì phải bồi thường.
Do đó, nếu cá nhân sử dụng trái phép thông tin của người khác gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác người đó thì cá nhân có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại.
Đối với thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, theo Điều 592 Bộ luật Dân sự, người gây thiệt hại phải bồi thường:
– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín.
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín.
– Thiệt hại khác.
– Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần: Mức bồi thường do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa là 10 lần mức lương cơ sở (hiện nay tương đương 14,9 triệu đồng).
Trên đây là giải đáp thông tin là gì cùng các nội dung liên quan đến quyền tiếp cận thông tin của người dân. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…
12 con giáp rất dễ dàng gặp được QUÝ VỊ, chỉ cần áp dụng đúng…
Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với những con giáp này, chúng là bậc thầy…
Cách 12 con giáp trưởng thành sau vấp ngã và nếm trải thất bại trong…
4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, thất bại trong đầu tư vào…