Bù quyền lợi hưu trí bằng mai táng phí và trợ cấp tuất
Trao đổi tại diễn đàn góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi tại TPHCM, anh Tuấn (công nhân một doanh nghiệp may mặc) cho biết, bản thân từng rút BHXH một lần khi nghỉ việc cách đây vài năm vì cần tiền để lo việc gia đình.
Bạn đang xem: Mới hưởng lương hưu mà qua đời là mất tiền bảo hiểm xã hội đã đóng?
Nhiều đồng nghiệp của Tuấn cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, phải rút BHXH một lần vì gặp khó khăn tài chính.
Ngoài ra, anh Tuấn cho biết, nhiều công nhân khác không khó khăn nhưng cũng rút BHXH một lần khi nghỉ việc. Nguyên nhân là họ lo lắng hơn 60 tuổi mới được lãnh lương hưu, trong khi cuộc sống giờ áp lực, bệnh tật nhiều, sống nay chết mai.
“Lỡ như vừa mới lãnh lương hưu được vài tháng rồi mắc bệnh hiểm nghèo mà chết thì quá thiệt thòi!”, đó là lý do mọi người đưa ra.
Tuy nhiên, theo BHXH TPHCM, lo ngại thiệt thòi quyền lợi của người lao động (NLĐ) khi chẳng may mất sớm là không có cơ sở vì quyền lợi BHXH không mất đi.
Khoản tiền BHXH còn lại của người đang hưởng lương hưu mà qua đời sẽ được tính toán để chi trả cho người thân qua 2 khoản là trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất (bao gồm 2 hình thức là trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất 1 lần).
Cụ thể, theo Điều 66 luật BHXH năm 2014, NLĐ đang hưởng lương hưu mà qua đời thì thân nhân được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở. Số tiền trợ cấp này hiện nay là 18 triệu đồng.
Xem thêm : TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Không chỉ trong trường hợp đang hưởng lương hưu mà qua đời, thân nhân NLĐ còn được nhận trợ cấp mai táng trong các trường hợp như: NLĐ qua đời khi đang đóng BHXH; NLĐ qua đời khi đang bảo lưu thời gian đóng BHXH (đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên); NLĐ qua đời do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong thời gian điều trị; người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc qua đời.
Trợ cấp tuất hằng tháng
Theo Điều 68 Luật BHXH 2014, mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân NLĐ đang hưởng lương hưu mà qua đời bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Như vậy, hiện mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân là 900.000 đồng/tháng, trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp này là 1.260.000 đồng/tháng.
Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 4 người. Như vậy, số tiền mà thân nhân NLĐ qua đời được nhận trợ cấp tuất hằng tháng tối đa là 3.600.000 đồng/tháng (nếu có 4 thân nhân đủ điều kiện nhận trợ cấp) hoặc 5.040.000 đồng/tháng (nếu có 4 thân nhân đủ điều kiện nhận trợ cấp và không có người trực tiếp nuôi dưỡng).
Điều kiện để thân nhân của lao động đang hưởng lương hưu mà qua đời được nhận trợ cấp tuất hàng tháng là:
Thứ nhất, con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai.
Thứ 2, vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Thứ 3, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng) hoặc người khác trong gia đình mà người mất có nghĩa vụ nuôi dưỡng; những người này phải đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ.
Thứ 4, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng) hoặc người khác trong gia đình mà người mất có nghĩa vụ nuôi dưỡng; những người này nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Xem thêm : Các bước chăm sóc da ban đêm
Cần lưu ý rằng những thân nhân nói trên (ngoại trừ con) phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở.
Trợ cấp tuất một lần
Trong trường hợp thân nhân của người về hưu qua đời không thuộc 4 trường hợp được nhận trợ cấp tuất hằng tháng thì sẽ được nhận trợ cấp tuất một lần.
Trong trường hợp người qua đời có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nhưng có nguyện vọng thì cũng được nhận trợ cấp tuất một lần (trừ trường hợp con dưới 6 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên).
Mức hưởng trợ cấp tuất một lần này được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu của người đang hưởng lương hưu mà qua đời.
Nếu người đó qua đời trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng.
Ví dụ, nếu mới lãnh lương hưu được 1 tháng mà NLĐ chẳng may qua đời và lương hưu đang hưởng là 5 triệu đồng thì tiền trợ cấp tuất một lần sẽ là 240 triệu đồng (48 tháng nhân 5 triệu đồng/tháng).
Nếu người đó qua đời vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi một nửa tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.
Ví dụ, nếu người về hưu đã hưởng lương hưu được 1 năm (12 tháng) mà qua đời thì trợ cấp tuất một lần được tính bằng công thức sau: 48 – ((12 – 2) x 0,5) = 43 tháng lương hưu.
Nếu lương hưu của NLĐ tại thời điểm qua đời là 5 triệu đồng thì tiền trợ cấp tuất một lần sẽ là 215 triệu đồng (43 tháng x 5 triệu đồng/tháng).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/03/2024 02:47
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024