Theo đó, người lao động nữ chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con là được nhận trợ cấp thai sản. Từ quy định này mà không ít người lao động mà sau khi đã phát hiện có bầu rồi mới tham gia bảo hiểm xã hội nhưng vẫn được nhận về số tiền trợ cấp khi sinh con.
Trên thực tế, với những người lao động mà có bầu rồi mới đóng bảo hiểm xã hội để hưởng thai sản thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ có công văn về việc thanh tra đơn vị. Nhưng việc thanh tra – giải trình khá đơn giản. Chỉ cần bộ phận nhân sự nắm chắc một chút về Luật bảo hiểm và luật lao động là có thể giải trình thành công bộ hồ sơ thai sản. Chính vì vậy, đây là lỗ hổng mà hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam đang gặp phải bởi trên thực tế, có rất nhiều người lao động tận dụng lỗ hổng này để trục lợi tiền thai sản từ quỹ bảo hiểm xã hội.
Bạn đang xem: 7 VẤN ĐỀ VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN KHI SINH CON BẠN NÊN BIẾT
Rất nhiều người lao động không nắm rõ chế độ thai sản khi sinh của bản thân sẽ nhận được những khoản tiền nào? Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động được nghỉ thai sản là 6 tháng. Vậy trong 6 tháng này người lao động không đi làm nhưng được bảo hiểm xã hội trả trợ cấp thai sản 6 tháng bằng với tiền lương đóng bảo hiểm xã hội (không phải lương thực nhận). Ngoài ra, người lao động còn được nhận thêm 1 khoản tiền trợ cấp cho con là 2 tháng lương cơ sở. Lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng tức nhận về 2.980.000 đồng.
Như vậy, tiền thai sản bằng: 6 tháng tiền lương đóng bảo hiểm và 2 tháng lương cơ sở tiền trợ cấp một lần cho con.
Xem thêm : Đắp mặt nạ bằng sữa chua có đường được không? 8 công thức mặt nạ từ sữa chua – Viện Thẩm Mỹ KangJin
Người lao động cần phải làm chế độ thai sản khi nào là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vấn đề cần xác định cho 02 trường hợp:
Cụ thể, khi làm trợ cấp thai sản 6 tháng cho lao động nữ sinh con, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 chỉ yêu cầu người lao động phải nộp Giấy khai sinh bản sao hoặc Giấy chứng sinh nhưng trên thực tế, doanh nghiệp thường yêu cầu người lao động nộp tất cả những giấy tờ có liên quan như giấy ra viện, giấy chứng nhận phẫu thuật hoặc có những doanh nghiệp bắt người lao động phải nộp cả Giấy khám thai mới làm hồ sơ thai sản.
Điều này là vô lý bởi: để chứng minh một người được hưởng chế độ thai sản chỉ cần chứng minh về việc họ có sự kiện sinh con là bảo hiểm xã hội đã chi trả chế độ thai sản cho người lao động rồi. Vậy giấy tờ để chứng minh sự kiện sinh con hoặc là Giấy chứng sinh tại Bệnh viện hoặc là giấy khai sinh là đủ. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp lại bắt người lao động nộp cả Giấy ra viện, giấy phẫu thuật…. Sự thiếu hiểu biết trên đã gây khó khăn cho người lao động thậm chí là ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
Ngoài tiền trợ cấp thai sản như tại mục 2, người lao động nữ khi sinh con được rất nhiều quyền lợi, cụ thể:
Xem thêm : Tìm Hiểu Về Cây Giữ Tiền: Khi Nào Cây Giữ Tiền Ra Hoa?
Lưu ý: Tất cả những quyền lợi nêu trên chỉ áp dụng đối với người lao động nghỉ thai sản khi vẫn còn làm tại Doanh nghiệp còn với những lao động nghỉ hẳn việc và tự cầm sổ bảo hiểm xã hội về địa phương để làm chế độ thì sẽ không có quyền lợi này.
Câu trả lời là có. Đây là khoản tiền dưỡng sức sau khi sinh con. Tiền dưỡng sức sau sinh chỉ áp dụng đối với người lao động sau khi nghỉ hết chế độ thai sản và đi làm lại. Tháng đi làm lại phải đóng bảo hiểm và không được xin nghỉ không lương. Vậy là người lao động có thể được nhận tiền trợ cấp dưỡng sức sau khi sinh.
Chế độ dưỡng sức sau sinh là cao, cụ thể: Nếu người lao động sinh thường được nghỉ dưỡng sức 5 ngày, sinh phẫu thuật được nghỉ 7 ngày. Số ngày nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ tết, nghỉ hằng tuần. Ngoài ra, mức trợ cấp 1 ngày được tính bằng 30% mức lương cơ sở. Tiền lương cơ sở là 1.490.000 đồng. Vậy một ngày người lao động nhận được gần 500.000 đồng.
Theo luật bảo hiểm xã hội năm 2014, hồ sơ làm chế độ dưỡng sức khá đơn giản vì người lao động không cần phải nộp bất kỳ giấy tờ gì của bệnh viện để chứng minh mình không đủ sức khỏe đi làm việc. Theo đó, người lao động sẽ auto được nghỉ dưỡng sức theo quy định là 5 ngày nếu sinh thường và 7 ngày nếu sinh mổ. Vậy để chứng minh là người lao động sinh thường hay sinh mổ thì người lao động cần nộp Giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận phẫu thuật lên cơ quan bảo hiểm xã hội để được nhận quyền lợi dưỡng sức.
Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải có giấy chứng nhận của bệnh viện về việc không đủ sức khỏe đi làm mới cho hưởng dưỡng sức. Điều này là vô lý và sai luật gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Vậy nên người lao động cần nắm rõ quy định để bảo vệ quyền lợi của bản thân.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 24/03/2024 09:03
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024