Dứa là loại trái cây phổ biến, ngon và vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, vì dứa tương đối ngọt nên bạn băn khoăn tiểu đường có ăn dứa được không? Ăn dứa có ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết không? Bài viết dưới đây, hãy cùng Thầy thuốc Việt Nam tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi trên.
Dứa hay còn gọi là thơm, khóm là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng.
Bạn đang xem: Tiểu đường có ăn dứa được không?
Dứa là loại quả mang lại giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp chất xơ, vitamin và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Người trưởng thành sử dụng 100g dứa mỗi ngày sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ khoảng 130% Vitamin C, 2% Vitamin A, 2% Canxi, 3% Sắt.
Ngoài ra, dứa còn là nguồn cung cấp đủ các khoáng chất như: Kali, Folate, Magiê, Mangan, Thiamin, Riboflavin…
Từ những thành phần dinh dưỡng kể trên, có thể nói, dứa là loại trái cây không chỉ ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng liều lượng, chẳng hạn như:
Tóm lại, dứa là một loại thực phẩm quen thuộc, thơm ngon, là nguồn dinh dưỡng dồi dào và tốt cho sức khỏe con người.
Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn dứa, tuy nhiên, cần ăn ở mức độ chừng mực. Bạn không nên ăn quá nhiều dứa cùng một lúc và ăn trong nhiều ngày liên tục. Một tuần, người bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn 1 quả dứa (khoảng 500g).
Xem thêm : 5 câu tục ngữ nói về đức tính trung thực tự trọng của con người – Olm
Dứa là loại quả chứa nhiều đường glucose và saccarose nên ăn dứa quá nhiều có thể gây tăng đường huyết đột ngột. Tùy vào chỉ số đường huyết của mỗi người mà lượng dứa bạn có thể ăn là khác nhau. Vì vậy, nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn xem người tiểu đường ăn dứa được không.
Một vài nghiên cứu cho thấy, ăn dứa giúp giảm lượng cholesterol máu. Từ đó giảm các biến chứng tiểu đường. Vì vậy, loại quả này phù hợp với những bệnh nhân tiểu đường nguy cơ biến chứng tim mạch hay có thể trạng béo phì.
Để hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể khi ăn dứa, bạn nên ăn dứa tươi, tránh uống nước ép dứa hay ăn dứa sấy khô. Những cách chế biến này làm tăng hàm lượng đường trong dứa và giảm lượng chất xơ nạp vào cơ thể.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kết hợp dứa với các loại thực phẩm khác như:
Tóm lại, dù dứa có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhưng người đái tháo đường vẫn có thể ăn dứa ở mức độ phù hợp. Đồng thời, cần kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thể dục thường xuyên và lối sống khoa học.
Dứa mặc dù tốt cho sức khỏe người tiểu đường nếu được ăn đúng cách và đủ lượng. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt, người tiểu đường không nên ăn dứa như:
Ngoài ra, những trường hợp đái tháo đường có kèm theo hen phế quản, viêm mũi, viêm thanh quản cũng được khuyến cáo không nên ăn dứa.
Để kiểm soát đường máu trong mức cho phép, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người tiểu đường nên ăn các loại hoa quả dưới đây:
Bưởi đỏ là trái cây người bệnh tiểu đường nên ăn. Trong bưởi chứa hơn 90% là nước, giàu vitamin C, chất xơ. Lượng đường trong quả bưởi tương đối thấp, chỉ số đường huyết là khoảng 25.
Bên cạnh đó, khi ăn bưởi bạn có thể cảm nhận được vị đắng tự nhiên, đó là từ hợp chất Naringenin. Chất này có khả năng tăng độ nhạy cảm của insulin. Vì vậy, ăn bưởi mỗi ngày có thể giúp điều hòa đường huyết ở người tiểu đường.
Xem thêm : Thanh gươm diệt quỷ phần 4 khi nào ra mắt?
Dâu tây là loại quả chứa rất nhiều vitamin đặc biệt là vitamin C, chất xơ và các chất chống oxy hóa khác. Ngoài ra, với chỉ số đường huyết thấp (khoảng 41), ít carbohydrat, dâu tây giúp người tiểu đường giảm cảm giác thèm tinh bột. Bạn cần ăn khoảng 200g (1 cốc) dâu tây mỗi ngày.
Chỉ số đường huyết của táo là khoảng 38, táo cũng giàu vitamin C và chất xơ hòa tan tốt cho người tiểu đường. Ngoài ra, trong trái táo còn có chứa pectin – chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình thải độc của cơ thể và giúp giảm nhu cầu insulin ở người tiểu đường.
Bơ giàu chất béo lành mạnh và kali tốt cho bệnh tiểu đường. Ăn bơ giúp người bệnh giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giảm những nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Bạn nên ăn nửa trái bơ một ngày và nên ăn tươi hoặc ăn cùng salad, không trộn thêm sữa hay đường.
Kiwi là loại quả giàu vitamin C và khoáng chất, cung cấp các chất chống oxy hóa tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Ăn loại quả này cũng góp phần giảm lượng đường trong máu, bổ sung thêm chất xơ và ít tinh bột.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, đu đủ chứa nhiều dinh dưỡng tốt trong việc kiểm soát đường máu ở người tiểu đường. Ngoài ra, đu đủ còn chứa nhiều enzym có lợi, giúp chuyển hóa các gốc tự do có hại, bảo vệ người tiểu đường khỏi nguy cơ biến chứng.
Vì vậy, đu đủ là một trong những loại trái cây được khuyên nên có mặt trong khẩu phần ăn của người tiểu đường.
Cam là loại quả cực kì có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. 87% dinh dưỡng trong trái cam là nước, chỉ số đường huyết cũng ở mức thấp khoảng 40. Cam giàu vitamin C và chất xơ, các chất chống oxy hóa hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và giúp bạn duy trì cân nặng phù hợp. Người tiểu đường nên ăn 1 trái cam mỗi ngày.
Ngoài ra, để bổ sung đủ vitamin và các yếu tố vi lượng, người bệnh đái tháo đường cũng có thể ăn các loại quả khác như: cherry, đào, lựu, ổi,…
Tóm lại, người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn dứa được. Tuy nhiên, cần ăn ở mức độ phù hợp và kết hợp những loại trái cây, thực phẩm khác giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định.
Nếu còn băn khoăn tiểu đường nên ăn dứa như thế nào? Hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất từ chuyên gia.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 03:28
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024