Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Táo đỏ là loại trái cây chứa hàm lượng các vitamin và khoáng chất dồi dào. Tuy nhiên, vị ngọt của loại táo này khiến nhiều người thắc mắc “Tiểu đường ăn táo đỏ được không? Có nên ăn táo đỏ khô?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp trả lời thắc mắc này.
Bạn đang xem: Tiểu đường ăn táo đỏ được không? Có nên ăn táo đỏ khô?
Người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn táo chín đỏ. Trong táo chứa hàm lượng calo, chất béo bão hòa, Natri thấp và có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Các thành phần này có vai trò điều hòa đường huyết và hoạt động của Insulin.
Tuy nhiên, táo chín đỏ cũng chứa nhiều carbs, đường fructose có thể gây ảnh hưởng xấu đến đường huyết. Vì vậy, người bệnh cần ăn với lượng phù hợp. Chỉ nên ăn 1 quả táo đỏ mỗi ngày, mỗi lần ăn ¼, tối đa là nửa quả để tránh làm tăng đường huyết quá mức.
Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, táo đỏ mang lại nhiều công dụng tốt cho người tiểu đường. Tham khảo bảng giá trị dinh dưỡng trong mỗi 182g táo đỏ dưới đây:
Dinh dưỡng Hàm lượng Calo 95g Carb 25g Chất xơ 4g Vitamin C 14% DV (mức khuyến nghị hàng ngày) Kali 6% DV Vitamin K 5% DV Mangan, Đồng, Vitamin A, E, B1, B2 và B6 2 – 4% DV
Về việc người bị tiểu đường ăn táo đỏ được không bạn có thể tham khảo thêm những công dụng của táo đỏ để tự đưa ra câu trả lời cho bản thân nhé!
Có thể bạn quan tâm: Chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường thai kỳ: Nên và không nên ăn gì?
Không kiểm soát lượng Carb từ táo đỏ có thể làm ảnh hưởng đến mức đường huyết. Tuy nhiên, ăn táo đỏ đúng cách sẽ mang lại công dụng tốt cho người tiểu đường.
Một dẫn chứng về việc tiểu đường ăn táo đỏ được không thì trung bình một quả táo chứa đến 4g chất xơ. Đây là một chất có vai trò rất tốt đối với bệnh tiểu đường. Khi ăn các thực phẩm có chất xơ sẽ làm tăng thời gian tiêu hóa ở ruột, dẫn đến quá trình hấp thu glucose vào máu chậm lại. Ngoài ra, chất xơ còn làm chậm quá trình chuyển hóa Carb thành đường, giảm tác động của chúng đến lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ (ACC) năm 2019 đã chỉ ra rằng: “Sau 6 tháng tham gia nghiên cứu, những người bổ sung 30g chất xơ mỗi ngày thì lượng đường trong máu giảm 28%” [1].
Xem thêm : Nguồn gốc của gió Tây Ôn Đới và những điều bạn cần biết
Trong táo có chứa đường giúp tạo vị ngọt, phần lớn là đường Fructose. Chỉ số đường huyết (GI) của Fructose là 22, trong khi đó GI của Sucrose (đường mía), Glucose lần lượt là 67 và 100. Bên cạnh đó, lượng đường Fructose có trong táo chiếm tỷ lệ rất nhỏ (chỉ khoảng 10,4%). Do vậy, đường Fructose không gây ảnh hưởng quá lớn đến đường huyết.
Theo viện Nghiên cứu Sức khỏe của Đại học Canberra: “Lượng đường trong máu và Insulin sau khi tiêu thụ các loại thực phẩm chứa đường Fructose thấp hơn so với thực phẩm chứa đường Sucrose hoặc Glucose” [2].
Để khẳng định thêm việc tiểu đường ăn táo đỏ được không thì Polyphenol trong táo đỏ là chất có khả năng tăng hiệu quả của Insulin. Trong 100g táo đỏ có chứa 136mg Polyphenol, chất này được tìm thấy chủ yếu ở vỏ táo. Cơ chế hoạt động của Polyphenol là tăng cường độ nhạy với Insulin và hoạt hóa các thụ thể Insulin, từ đó giảm tình trạng kháng Insulin. Đồng thời, nó còn làm chậm tốc độ chuyển hoá và hấp thu đường.
Nhà khoa học Lutgarda Bozzetto đã chỉ ra rằng: “Tác dụng của polyphenol tương tự như một loại thuốc chữa bệnh tiểu đường. Nó có thể không chỉ giúp điều trị bệnh tiểu đường mà còn có thể giúp ngăn ngừa nó”.
Các chất chống oxy hóa có trong táo đỏ có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường. Bệnh đái tháo đường làm tăng sản xuất các gốc tự do và giảm khả năng chống oxy hoá, dẫn đến các tế bào dễ bị tổn thương hơn. Do đó, bổ sung các chất chống oxy hoá là rất cần thiết để tăng sức đề kháng ở bệnh nhân tiểu đường.
Đặc biệt trong táo chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, điển hình như:
Ngoài những tác dụng nổi bật trên về việc tiểu đường ăn táo đỏ được không, ăn táo đỏ còn mang lại những lợi ích cho sức khoẻ như:
Tìm hiểu thêm:
Song song với việc người bịf tiểu đường ăn táo đỏ được không thì người tiểu đường còn có thắc mắc về việc nên chọn táo đỏ hay táo xanh. Vậy người tiểu đường ăn táo xanh được không? Đối với người tiểu đường thì ăn táo xanh sẽ tốt hơn. Táo xanh có chỉ số đường huyết (GI) thuộc mức thấp – 39. Ngoài ra, các chỉ số Calo, Vitamin, đường, Carbohydrate, sắt, Protein, Kali và Canxi,… giữa táo xanh và táo đỏ có sự khác biệt:
Thành phần dinh dưỡng Táo xanh Táo đỏ Calo 58 kcal 59 kcal Đường 9,59g 10,48g Chất xơ 2,8g 2,3g Vitamin A 100 IU 55 IU Vitamin B 0,037mg 0,034mg Vitamin C 15mg 12,5mg
Từ bảng so sánh thành phần dinh dưỡng trên, có thể thấy táo xanh chứa lượng Calo và đường thấp hơn so với táo đỏ. Bên cạnh đó, lượng chất xơ, Vitamin A, B, C và các chất chống oxy hoá trong táo xanh cũng chiếm tỉ trọng lớn hơn trong táo đỏ.
Xem thêm : Biển số xe 27 có ý nghĩa gì? Số phong thủy?
Do đó, ăn táo xanh sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn. Táo xanh chính là sự lựa chọn tối ưu cho bệnh nhân đái tháo đường.
Đã rõ ràng về việc tiểu đường ăn táo đỏ được không, táo đỏ là loại quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nên ăn táo đỏ đủ lượng và đúng cách để có được tác dụng tốt nhất.
Liều lượng: Chỉ nên ăn 1 quả táo/ngày, tương đương khoảng 180g táo. Dù lượng đường trong táo đỏ không quá lớn, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến mức đường. Mỗi lần, người bệnh chỉ nên ăn khoảng ¼ và tối đa là ½ quả.
Thời gian ăn: Không ăn vào 1 lúc, nên chia nhỏ thời điểm ăn: giữa các bữa chính hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Phân bổ thời gian ăn hợp lý sẽ giúp giữ lượng đường huyết luôn ở mức ổn định.
Lưu ý:
Ngoài việc tiểu đường ăn táo đỏ được không thì bạn cần phân biệt rõ táo đỏ và táo đỏ khô có một số sự khác biệt. Mặc dù táo đỏ khô chứa nhiều dưỡng chất không hề thua kém táo chín mọng nhưng táo đỏ khô lại chứa nhiều Carbs và đường hơn rất nhiều. Do đó, người tiểu đường nên hạn chế ăn.
Những lợi ích về sức khoẻ mà táo tàu khô đem lại bao gồm:
Bên cạnh lượng dinh dưỡng dồi dào, táo khô cũng chứa một lượng Calo và đường tương đối lớn:
Tóm lại, người tiểu đường nên ăn táo khô với lượng phù hợp, không năn ăn quá 3 – 4 quả/ngày.
Hy vọng rằng với những chia sẻ này đã thoả mãn câu hỏi Tiểu đường ăn táo đỏ được không? Táo xanh hay táo đỏ sẽ tốt hơn cho người bệnh? Có nên ăn táo đỏ khô hay không? Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này hãy truy cập fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường hoặc gọi số hotline 18006011 của Nutricare nhé!
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 18/03/2024 00:30
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024