Rắn hổ mang chúa dài 4,7m, nặng khoảng 17kg tại trại rắn Đồng Tâm 2, TP. Phú Quốc.
Bạn đang xem: Cận cảnh hổ mang chúa dài trên 4m, nặng 17kg ở Phú Quốc
Anh Nguyễn Tấn Lộc, người phụ trách tại trại rắn Đồng Tâm 2 cho biết, trại đi vào hoạt động từ năm 2018. Hiện nơi này đang bảo tồn, nuôi dưỡng 7 loài rắn. Trong đó, có 4 loài rắn độc: Rắn hổ đất, rắn lục đuôi đỏ, rắn cạp nong và đặc biệt là rắn hổ mang chúa.
Theo anh Lộc, tại trại rắn Đồng Tâm 2, cá thể rắn hổ mang chúa lớn nhất đang đạt chiều dài đến 4,7m và cân nặng khoảng 17kg.
“Đây là con rắn được đem ra từ trại rắn Đồng Tâm 1 ở tỉnh Tiền Giang. Mục đích đem con hổ mang chúa này ra Phú Quốc là do địa phương còn loại rắn này ngoài tự nhiên khá nhiều nên đơn vị mong muốn hướng dẫn người dân và du khách biết thêm loài về loài này và cả các loại rắn khác nữa; trong đó, loài nào là có độc, loài nào không độc. Từ đó, có cách phòng tránh, bảo vệ bản thân và để bảo vệ cả loài rắn trong tự nhiên”, anh Lộc nói.
Mỗi năm, trại rắn Đồng Tâm 2 đón khoảng 40.000 lượt khách trong, ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu.
Rắn hổ mang chúa thường được người dân miền Tây Nam bộ gọi là rắn hổ mây, ngụ ý loài này có thể “đi mây về gió”. Đây là loài rắn độc vừa lớn, vừa có khả năng di chuyển rất nhanh nhẹn và được mệnh danh là vua của các loài rắn. Mồi của hổ mang chúa chủ yếu là những loài rắn khác, thậm chí loài rắn này còn ăn thịt đồng loại.
Xem thêm : Đặc sản Hải Dương: Top 22 đặc sản ngon nên thử và mua làm quà
Rắn hổ mang chúa thuộc họ Elapidae; phân bố chủ yếu trong các vùng rừng rậm trải dài từ Ấn Độ, Trung Quốc đến Đông Nam Á. Loài rắn này đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN từ năm 2010. Tại nước ta, loài này được xếp nhóm I B trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
Khi gặp nguy hiểm, rắn hổ mang chúa sẽ cố gắng trốn thoát nhanh chóng và tránh đối đầu. Tuy nhiên, nếu bị khiêu khích, chúng trở nên rất hung dữ. Khi đối mặt, rắn hổ mang chúa có thể nâng 1/3 cơ thể lên cao khoảng 1,5m và nhìn thẳng vào mắt đối thủ, phồng mang thị uy và tấn công. Ước tính, lượng nọc độc tiết ra trong một vết cắn có khả năng giết chết một con voi trưởng thành và gây tử vong cho khoảng 20 người trưởng thành nếu không được chữa trị.
Mặc dù rắn hổ mang chúa không có tai ngoài, nhưng chúng “nghe” bằng cách cảm nhận rung động sóng âm qua da, cộng hưởng xuyên qua hộp sọ, truyền đến xương vuông, sau đó truyền vào màng nhĩ. Ngoài ra, chúng còn sở hữu cặp mắt có thị lực rất tốt. Chính 2 yếu tố này giúp hổ mang chúa có thể phát hiện con mồi di chuyển cách mình lên đến 100m.
Du khách tham quan rắn hổ mang chúa tại trại rắn Đồng Tâm 2.
Rắn cạp nong – một trong những loài rắn cực độc cũng được nuôi tại trại rắn Đồng Tâm 2.
Xem thêm : Bổ túc là gì? Bổ túc là trường công lập hay dân lập?
Rắn lục đuôi đỏ.
Những con rắn lãi được nuôi dưỡng làm thức ăn cho rắn hổ mang chúa.
Nhân viên trại rắn Đồng Tâm 2 trình diễn lấy nọc rắn lục đuôi đỏ.
Những cá thể rắn hổ mang chúa sau khi chết được ướp xác bảo quản phục vụ nghiên cứu, tham quan.
Ngoài các loài rắn, trại rắn Đồng Tâm 2 còn nuôi dưỡng, chăm sóc nhiều loài động vật quý khác như công, vượn, ó biển…
TRUNG HIẾU thực hiện
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 01/02/2024 18:58
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024