Tuổi mụ là tuổi em bé nằm trong bụng mẹ, bởi theo quan niệm phương Đông thì tuổi của một người được tính ngay từ ngày bắt đầu hình thành trong bụng mẹ. Trong suốt khoảng thời gian đó, thai nhi đã được coi là một sinh linh, thêm vào đó, giai đoạn này có thời gian kéo dài 9 tháng 10 ngày, khá gần với 1 năm nên người ta xem đây là tuổi đầu tiên của em bé.
Vào thời kỳ cổ đại, tuổi mụ là cách tính tuổi duy nhất. Người xưa không có khái niệm tính tuổi từ 0 và cũng không tính tuổi từ sinh nhật. Cách tính tuổi này bắt nguồn từ Trung Quốc và ảnh hưởng rộng rãi đến một số quốc gia khu vực châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Việt Nam. Ở nước ta tồn tại song song 2 loại tuổi là:
Người Trung Quốc xác định thời gian dựa vào thiên văn, theo đó, người ta thường quan sát mặt trời lặn – mọc để cho ra khái niệm “ngày”, quan sát chu kì tròn – khuyết của mặt trăng để cho ra khái niệm “tháng”, cứ đủ 12 chu kì thì là 1 năm.
Tuy nhiên, với một người vừa mới chào đời, người sẽ chỉ quan tâm đến giờ sinh mà không quan tâm tới yếu tố ngày, tháng sinh, dẫn đến việc không nhớ ngày sinh chính xác cũng như không có cách tính tuổi như hiện nay.
Xem thêm : Lá lành đùm lá rách nghĩa là gì?
Ngay từ khi vừa ra đời, trẻ nhỏ đã được tính là một tuổi, như vậy tức là người sinh vào ngày cuối cùng của năm cũng sẽ có số tuổi bằng với người sinh vào ngày đầu tiên của năm, và mỗi khi bước sang năm mới sẽ được cộng thêm một tuổi nữa. Xem thêm: Cách tính giờ theo 12 con giáp.
Bước 1: Xác định năm sinh âm lịch. Dựa vào ngày tháng năm sinh dương lịch, bạn có thể dùng các công cụ chuyển đổi lịch dương sang lịch âm để biết mình sinh vào năm âm lịch nào.
Bước 2: Xác định thời điểm sinh của bạn là trước hay sau Tết Nguyên Đán.
Bước 3: Người sinh trước tết Nguyên Đán sẽ được cộng thêm 1 tuổi mụ vào tuổi dương lịch. Người sinh sau tết Nguyên Đán thì không được cộng thêm tuổi mụ vào tuổi dương lịch.
Xem thêm : Tác dụng của dấu hai chấm và minh họa từng trường hợp cụ thể nhất
Ví dụ: Nếu bạn sinh vào ngày 15/1/1995 dương lịch, tức ngày 13/12/1994 âm lịch (trước tết Nguyên Đán năm 1995) thì bạn sẽ được cộng thêm 1 tuổi mụ.
Như đã đề cập ở trên, tuổi mụ bắt nguồn từ thời Trung Quốc cổ đại và đến nay vẫn ảnh hưởng rộng rãi tới các lĩnh vực tín ngưỡng, tâm linh ở nước ta.
Tuổi mụ thường được ứng dụng để xem tuổi kết hôn, mua bán hoặc xây dựng nhà cửa, kinh doanh làm ăn, xem tử vi, xem phong thủy…, tùy vào mục đích của mọi người.
Tuy nhiên, trong những vấn đề giấy tờ quan trọng như làm giấy khai sinh, căn cước công dân… thì tuổi mụ sẽ không được sử dụng. Lúc này, ta phải sử dụng tuổi dương (tuổi thực) của mình để tiến hành cung cấp thông tin cần thiết, tránh gây cản trở tới quá trình thi hành nhiệm vụ của các cơ quan chức năng.
Cúng đầy tháng (hay cúng mụ) là một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân ta. Nghi thức này được thực hiện với mục đích:
Ngoài lễ cúng đầy tháng, người ta còn tổ chức lễ cúng cho trẻ vào các thời điểm: 7 ngày với bé trai và 9 ngày với bé gái (ngày đầy cữ), 100 ngày (ngày đầy tuổi tôi: 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ và 3 tháng 10 ngày sau khi ra đời là vừa chẵn 1 năm tuổi) và 1 năm (ngày thôi nôi).Xem các bài viết khác:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/03/2024 22:51
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…