Categories: Tổng hợp

Uống sữa đậu nành vào buổi tối có tốt không? Các lợi ích khi uống sữa đậu nành vào buổi tối

Published by

Sữa từ thực vật nói chung và sữa đậu nành nói riêng là những loại thực phẩm đem đến nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc uống sữa đậu nành vào buổi tối có tốt không? Cần lưu ý những gì? Trong bài viết sau đây, Vua Nệm sẽ làm rõ nhé!

1. Uống sữa đậu nành vào buổi tối có tốt không?

Sữa đậu nành là một loại thức uống khá lành tính. Do đó, bạn có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, và tất nhiên buổi tối cũng không phải là ngoại lệ. Đặc biệt, việc uống sữa đậu nành trước thời gian đi ngủ từ 1 – 2 tiếng còn giúp kiểm soát tốt quá trình tái tạo mỡ của cơ thể vào ban đêm, hỗ trợ hiệu quả cho những người đang có mong muốn giảm cân.

Ngoài ra, buổi tối còn được xem là thời điểm “vàng” để cơ thể hấp thụ Isoflavones trong sữa đậu nành. Dẫu vậy, theo khuyến cáo, bạn không nên uống quá nhiều sữa đậu nành cùng 1 lúc để tránh gây ra tình trạng tiêu chảy. Với người lớn, bạn không nên dùng quá 500ml sữa đậu nành 1 lần, nếu muốn bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Sử dụng sữa đậu nành vào buổi tối thích hợp với những người muốn giảm cân

2. Một số lợi ích cho sức khỏe khi uống sữa đậu nành vào buổi tối

Sữa đậu nành là loại thức uống có khả năng giúp mang đến một số công dụng tuyệt vời cho sức khỏe phải kể đến như:

2.1. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Sữa đậu nành là một loại thức uống phổ biến, thường xuyên “góp mặt” bên trong các thực đơn giảm cân của nhiều người hiện nay. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, hàm lượng Isoflavones bên trong loại thức uống này có khả năng ức chế sự sản sinh ra mỡ trong cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn duy trì cân nặng, mang đến một vóc dáng cân đối, thon gọn và khỏe mạnh.

2.2. Hỗ trợ phòng ngừa ung thư vú

Isoflavones có trong sữa đậu nành sẽ giúp ngăn chặn estrogen gắn chặt vào những tế bào gây ra ung thư vú. Do đó, việc sử dụng sữa đậu nành thường xuyên còn giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư vú hiệu quả.

2.3. Kiểm soát đường trong máu

Thành phần Cellulose có trong sữa đậu nành hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, đồng thời Isoflavone cũng giúp hạn chế lượng đường hấp thu, giữ cho đường huyết ổn định. Gần đây, một nghiên cứu từ Y học đã cho thấy đậu nành giúp giảm lượng đường trong máu, do đó phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Sữa đậu nành giúp kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu

2.4. Phòng ngừa bệnh tim mạch

Những dưỡng chất Isoflavones, Saponin, protein,… có trong sữa đậu nành làm giảm bớt nồng độ cholesterol xấu có trong cơ thể. Nhờ thế, người uống sữa đậu nành sẽ phòng tránh được nguy cơ xơ cứng động mạch hay mắc các bệnh về tim mạch, huyết quản.

2.5. Duy trì não bộ khỏe mạnh

Thành phần Lecithin có trong sữa đậu nành giúp cải thiện và tăng cường trí nhớ. Mặt khác, nó còn giúp giảm thiểu tình trạng đau đầu, não bộ của bạn cũng từ đó được tỉnh táo hơn.

2.6. Ngăn ngừa loãng xương

Isoflavon có trong sữa đậu nành giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương, đặc biệt là trong giai đoạn mãn kinh lúc xương bắt đầu loãng đi nhanh chóng. Bên cạnh đó, trong sữa cũng có một lượng canxi dồi dào giúp củng cố xương chắc khỏe và tăng cường sản sinh hồng cầu.

Lượng canxi dồi dào trong sữa đậu nành giúp ngăn ngừa loãng xương

3. Những lưu ý khi uống sữa đậu nành vào buổi tối

Sau khi giải đáp cho thắc mắc uống sữa đậu nành vào buổi tối có tốt không, hẳn nhiều bạn đọc đã có phương án kết hợp sữa đậu nành vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thực phẩm này không đúng cách có nguy cơ khiến “phản tác dụng”. Do đó, một số lưu ý mà bạn cần cân nhắc khi uống sữa đậu nành vào buổi tối là:

  • Sữa đậu nành không thích hợp với trẻ sơ sinh đang còn bú sữa mẹ vì không thể đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện nhất.
  • Những người gặp tình trạng thận yếu, thường xuyên đau bụng, tiểu đêm, thể chất suy hàn,… thì không nên lạm dụng sữa đậu nành.
  • Nên nấu chín sữa đậu nành để tránh gây ngộ độc.
  • Không đun sữa đậu nành cùng trứng gà để uống vì khi đun sôi, trypsin trong sữa kết hợp với protein miễn dịch của trứng gà sẽ sản sinh ra chất ảnh hưởng không tốt đến quá trình cơ thể hấp thụ. Việc trộn trứng vào sữa đậu nành cũng khiến việc hấp thụ dinh dưỡng khó khăn hơn.
  • Không uống sữa đậu nành khi bụng của bạn đang đói.
  • Không pha sữa với đường đỏ vì những chất của đường đỏ sẽ phá hủy hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.
  • Không uống nhiều loại thuốc với sữa đậu nành, nhất là thuốc kháng sinh vì sẽ làm phân hủy dinh dưỡng của sữa.
Lưu ý để sữa đậu nành có thể phát huy hết công năng của nó

4. Những thời điểm lý tưởng để uống sữa đậu nành

Có thể thấy, sữa đậu nành đem đến rất nhiều công dụng to lớn đối với sức khỏe con người nên được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, tùy vào mục đích của bạn mà thời điểm lý tưởng để uống sữa đậu nành cũng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:

  • Uống sau khi thức dậy vào buổi sáng: Lúc này, bạn nên kết hợp uống sữa đậu nành với bữa ăn sáng để dễ dàng hấp thụ những dưỡng chất có trong sữa và thuận lợi đại tiện, tiểu tiện vào buổi sáng.
  • Buổi tối cách 1 – 2 tiếng trước khi đi ngủ: Đây là thời điểm lý tưởng để cơ thể hấp thu tốt hàm lượng isoflavones có trong sữa. đồng thời kiểm soát được khả năng tái tạo của mỡ vào ban đêm và hỗ trợ những người đang giảm cân.

Trường hợp bạn muốn giảm cân thì có thể uống sữa vào buổi sáng hay giữa chiều vì lúc này cơ thể sẽ thấy đói, thèm ăn nhất, khi uống sữa đậu nành vào sẽ giảm đi cảm giác thèm ăn. Còn nếu bạn muốn tăng cân thì bất cứ thời điểm nào trong này cũng sẽ phù hợp.

>> Xem thêm:

  • Tuổi dậy thì uống sữa đậu nành có tốt không? Những lưu ý cần biết
  • Uống sữa đậu nành có tăng vòng 1 không?
  • Mách bạn: Cách làm sữa đậu nành thơm ngon và dễ uống

Trên đây là giải đáp thắc mắc “Uống sữa đậu nành vào buổi tối có tốt không?” mà nhiều bạn đọc băn khoăn. Hy vọng những thông tin mà Vua Nệm cung cấp sẽ giúp bạn thiết lập một thực đơn dinh dưỡng khoa học, chuẩn xác nhé!

This post was last modified on 12/04/2024 03:32

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

4 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

4 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

5 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

6 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

20 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

20 giờ ago