ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN – Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
1. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
Bạn đang xem: ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN – Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
a.Khái niệm tồn tại xã hội
– Khái niệm tồn tại xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
b.Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
– Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số, v.v., trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.
2. Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội
a. Khái niệm ý thức xã hội
– Khái niệm: ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hóa tinh thần của xã hội.
b. Kết cấu của ý thức xã hội
– Phân biệt ý thức xã hội và ý thức cá nhân:
+ Ý thức xã hội mặc dù có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng với ý thức cá nhân, cùng phản ánh tồn tại xã hội, song giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân vẫn có sự khác nhau tương đối vì chúng thuộc hai trình độ khác nhau.
+ Ý thức cá nhân chính là thế giới tinh thần của các cá nhân riêng lẻ và cụ thể.
+ Ý thức của các cá nhân khác nhau đều phản ánh tồn tại xã hội ở các mức độ khác nhau, song không phải bao giờ nó cũng đại diện cho quan điểm chung, phổ biến của một cộng đồng người, của một tập đoàn xã hội hay của một thời đại xã hội nhất định nào đó.
– Về mặt hình thức thì ý thức xã hội phản ánh tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Tùy thuộc vào góc độ xem xét, người ta thường chia ý thức xã hội thành ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận, tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.
+ Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận:
* Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong các hoạt động trực tiếp hằng ngày nhưng chưa được hệ thống hóa, chưa được tổng hợp và khái quát hóa.
* Ý thức lý luận hay ý thức khoa học là những tư tưởng, những quan điểm được tổng hợp, được hệ thống hóa và khái quát hóa thành các học thuyết xã hội dưới dạng các khái niệm, các phạm trù và các quy luật.
+ Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.
* Tâm lý xã hội là ý thức xã hội thể hiện trong ý thức cá nhân. Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống, nếp nghĩ, phong tục, tập quán, ước muốn, v.v. của một người, một tập đoàn người, một bộ phận xã hội hay của toàn thể xã hội hình thành dưới tác động trực tiếp của cuộc sống hằng ngày của họ và phản ánh cuộc sống đó.
* Hệ tư tưởng là giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức xã hội, là sự nhận thức lý luận về tồn tại xã hội. Hệ tư tưởngcó khả năng đi sâu vào bản chất của mọi mối quan hệ xã hội; là kết quả của sự tổng kết, sự khái quát hóa các kinh nghiệm xã hội để hình thành nên những quan điểm, những tư tưởng về chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, v.v..
Mặc dù tâm lý xã hội và hệ tư tưởng thuộc hai trình độ khác nhau của ý thức xã hội nhưng chúng có mối liên hệ qua lại và tác động qua lại lẫn nhau.
c.Tính giai cấp của ý thức xã hội
– Trong những xã hội có giai cấp thì các giai cấp khác nhau có điều kiện vật chất khác nhau, có lợi ích và địa vị xã hội khác nhau thì ý thức xã hội của các giai cấp đó cũng khác nhau.
– Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện cả ở tâm lý xã hội lẫn ở hệ tư tưởng.
– Ý thức của các giai cấp trong xã hội có sự tác động qua lại với nhau.
d. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
– Tồn tại xã hội có mối quan hệ biện chứng với ý thức xã hội.
– Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội:
Xem thêm : Biểu thức chính quy số điện thoại Việt Nam(mới nhất)
+ Tồn tại xã hội nào thì có ý thức xã hội ấy.
+ Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm, xu hướng vận động, sự biến đổi và sự phát triển của các hình thái ý thức xã hội.
+ Nếu xã hội còn tồn tại sự phân chia giai cấp thì ý thức xã hội nhất định cũng mang tính giai cấp.
+ Khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất, thay đổi thì những tư tưởng, quan điểm về chính trị, pháp luật, triết học và cả quan điểm thẩm mỹ lẫn đạo đức dù sớm hay muộn cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định.
– Mặc dù chịu sự quy định và sự chí phối của tồn tại xã hội nhưng ý thức xã hội không những có tính độc lập tương đối; có thể tác động trở lại mạnh mẽ đối với tồn tại xã hội mà đặc biệt là còn có thể vượt trước tồn tại xã hội, thậm chí có thể vượt trước rất xa tồn tại xã hội.
e.Các hình thái ý thức xã hội
Những hình thái chủ yếu của ý thức xã hội bao gồm: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức lý luận (hay ý thức khoa học), ý thức thẩm mỹ (hay ý thức nghệ thuật), ý thức tôn giáo.
– Ý thức chính trị
+ Hình thái ý thức chính trị phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn ngữ chính trị cũng như mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia và thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước. Hình thái ý thức chính trị xuất hiện trong những xã hội có giai cấp và có nhà nước, vì vậy nó thể hiện trực tiếp và rõ nhất lợi ích giai cấp.
+ Ý thức chính trị, nhất là hệ tư tưởng chính trị, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Hệ tư tưởng chính trị giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội và xâm nhập vào tất cả các hình thái ý thức xã hội khác.
– Ý thức pháp quyền
+ Hình thái ý thức pháp quyền cũng phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn ngữ pháp luật.
+ Ý thức pháp quyền ra đời trong xã hội có giai cấp và có nhà nước, vì vậy nó cũng mang tính giai cấp.
Trong xã hội có giai cấp, ý thức pháp quyền là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội.
– Ý thức đạo đức
+ Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, công bằng, hạnh phúc, v.v. và về những quy tắc đánh giá, những chuẩn mực điều chỉnh hành vi cùng cách ứng xử giữa các cá nhân với với nhau và giữa các cá nhân với xã hội.
+ Sự phát triển của hình thái ý thức đạo đức không tách rời sự phát triển của xã hội. Nó phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng các quy tắc điều chỉnh hành vi của con người.
+ Ý thức đạo đức bao gồm hệ thống những tri thức về giá trị và định hướng giá trị đạo đức; những tình cảm và lý tưởng đạo đức, trong đó tình cảm đạo đức là yếu tố quan trọng nhất.
+ Trong các xã hội có giai cấp, những nội dung chủ yếu của đạo đức mang tính giai cấp.
– Ý thức nghệ thuật hay ý thức thẩm mỹ.
+ Ý thức nghệ thuật, hay ý thức thẩm mỹ, hình thành rất sớm từ trước khi xã hội có sự phân chia giai cấp, cùng với sự ra đời của các hình thái nghệ thuật.
+ Ý thức thẩm mỹ phản ánh tồn tại xã hội. Nó phản ánh thế giới bằng hình tượng nghệ thuật.
+ Trong xã hội có phân chia giai cấp thì nghệ thuật mang tính giai cấp và chịu sự chi phối của các quan điểm chính trị, của các quan hệ kinh tế.
– Ý thức tôn giáo
+ Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, tôn giáo có trước triết học; nó là một hình thái ý thức xã hội trực tiếp thể hiện thế giới quan của con người. Khác với tất cả các hình thái ý thức xã hội khác, tôn giáo là sự phản ánh hư ảo sức mạnh của giới tự nhiên bên ngoài lẫn các quan hệ xã hội vào đầu óc con người.
+ Cần tìm nguồn gốc của tôn giáo cả trong quan hệ của con người với tự nhiên lẫn trong các quan hệ xã hội của con người. Như vậy, những sức mạnh của tự nhiên và các lực lượng xã hội hiện thực được thần bí hóa chính là nguồn gốc thật sự của tôn giáo. Sự sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên, sự bất lực trước các thế lực xã hội đã tạo ra thần linh.
+ Tôn giáo với tính cách là một hình thái ý thức xã hội gồm có tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo.
Tâm lý tôn giáo là toàn bộ những biểu tượng, tình cảm, tâm trạng của quần chúng về tín ngưỡng tôn giáo.
Hệ tư tưởng tôn giáo là hệ thống giáo lý được các nhà thần học và các chức sắc giáo sỹ tôn giáo tạo dựng và truyền bá trong xã hội.
Tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo quan hệ chặt chẽ với nhau. Tâm lý tôn giáo tạo cơ sở cho hệ tư tưởng tôn giáo dễ dàng xâm nhập vào quần chúng.
+ Chức năng chủ yếu của ý thức tôn giáo là chức năng đền bù – hư ảo. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, muốn xóa bỏ tôn giáo thì phải xóa bỏ nguồn gốc xã hội của nó, đồng thời phải nâng cao năng lực nhận thức, trình độ học vấn của con người.
– Ý thức khoa học
+ Khoa học hình thành và phát triển ở một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội, của nhu cầu sản xuất xã hội và sự phát triển năng lực tư duy của con người.
+ Khoa học là sự khái quát cao nhất của thực tiễn, là phương thức nắm bắt tất cả các hiện tượng của hiện thực, cung cấp những tri thức chân thực về bản chất các hiện tượng, các quá trình, các quy luật của tự nhiên và của xã hội.
+ Khoa học và tôn giáo là những hiện tượng đối lập với nhau về bản chất.
+ Cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loại, vai trò của khoa học ngày một tăng lên, đặc biệt là trong giai đọan hiện nay khi tri thức khoa học, cả tri thức về tự nhiên lẫn tri thức về xã hội và về con người, đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khi nhân loại bước vào thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo.
– Ý thức triết học
+ Hình thức đặc biệt và cao nhất của tri thức cũng như của ý thức xã hội là triết học. Triết học, nhất là triết học Mác – Lênin, cung cấp cho con người tri thức về thế giới như một chỉnh thể thông qua việc tổng kết toàn bộ lịch sử phát triển của khoa học và của chính bản thân triết học.
+ Triết học nói chung và nhất là triết học duy vật biện chứng, có sứ mệnh trở thành thế giới quan và nhân sinh quan. Trong thời đại hiện nay, thế giới quan khoa học chân chính nhất chính là thế giới quan triết học duy vật biện chứng.
g.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
– Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội.
+ Xã hội cũ đã mất đi rất lâu, song ý thức xã hội do xã hội đó sản sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại. Điều này biểu hiện rõ nhất ở các khía cạnh khác nhau của tâm lý xã hội như truyền thống, thói quen và nhất là tập quán.
+ Nguyên nhân làm cho ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội:
Trước hết, do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con người nên tồn tại xã hội diễn ra với tốc độ nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức xã hội.
Thứ hai, do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và do cả tính bảo thủ của hình thái ý thức xã hội.
Thứ ba, ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của những tập đoàn người, của các giai cấp nào đó trong xã hội. Các tập đoàn hay giai cấp lạc hậu thường níu kéo, bám chặt vào những tư tưởng lạc hậu để bảo vệ và duy trì quyền lợi ích kỷ của họ, để chống lại các lực lượng tiến bộ trong xã hội.
– Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
+ Triết học Mác – Lênin thừa nhận rằng, ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội nhưng cũng có thể vượt trước tồn tại xã hội.
+ Ý thức xã hội có khả năng vượt trước tồn tại xã hội là do nó phản ánh đúng được những mối liên hệ logic, khách quan, tất yếu, bản chất của tồn tại xã hội.
– Ý thức xã hội có tính kế thừa.
+ Tiến trình phát triển đời sống tinh thần của xã hội loài người cho thấy rằng, các quan điểm lý luận, các tư tưởng lớn của thời đại sau bao giờ cũng dựa vào những tiền đề đã có từ các giai đoạn lịch sử trước đó.
+ Trong sự phát triển của mình ý thức xã hội có tính kế thừa nên không thể giải thích một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào trình độ, hiện trạng phát triển kinh tế và các quan hệ kinh tế – xã hội.
+ Trong các xã hội có giai cấp thì các giai cấp khác nhau sẽ kế thừa những di sản khác nhau của những giai đoạn trước.
– Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
+ Các hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội theo những cách khác nhau, có vai trò khác nhau trong xã hội và trong đời sống của con người. Tuy nhiên, ở các thời đại lịch sử khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau dù vai trò của các hình thái ý thức xã hội không giống nhau nhưng chúng vẫn có sự tác động qua lại với nhau.
+ Từ sau thời kỳ Trung cổ và phong kiến, nhất là trong thế giới đương đại, vai trò của ý thức chính trị ngày càng đóng vai trò quan trọng và chi phối mạnh mẽ các hình thái ý thức khác.
– Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
+ Tồn tại xã hội chịu sự tác động trở lại của ý thức xã hội là một biểu hiện khác của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
+ Sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội của các hình thái ý thức xã hội mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, vào các quan hệ kinh tế vốn là cơ sở hình thành các hình thái ý thức xã hội; vào trình độ phản ánh và sức lan tỏa của ý thức đối với các nhu cầu khác nhau của sự phát triển xã hội; đặc biệt là vào vai trò lịch sử của giai cấp đại diện cho ngọn cờ tư tưởng đó.
+ Cần phân biệt ý thức xã hội tiến bộ với ý thức xã hội lạc hậu, cản trở sự tiến bộ xã hội.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 03/01/2024 21:14
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024