Thời gian gần đây, nhiều người nói về tác dụng của hoa đậu biếc như “thần dược” trong chuyện chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ trị bệnh tiểu đường, giảm cân, làm đẹp da… khiến không ít người hiểu lầm rằng chúng là bài thuốc “trị bách bệnh”. Thậm chí quên luôn loại hoa này nếu được sử dụng quá liều lượng có thể gây hại, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Lợi ích khi uống trà hoa đậu biếc
Kháng viêm, giảm sưng tấy
Chất flavonoid trong hoa đậu biếc có công dụng kháng khuẩn, giảm sưng, giảm viêm và được xem tương tự như dùng các thuốc kháng viêm non-steroid. Một số nghiên cứu cho thấy rằng clioxide trong đậu biếc có khả năng chống lại các vi khuẩn như: K. pneumoniae, E. coli và P. aeruginosa (đây là những tác nhân gây ra các bệnh viêm nhiễm nguy hiểm).
Cải thiện trí nhớ, tốt cho não bộ
Trong hoạt chất của hoa đậu biếc có một chất tên là proanthocyanidin rất tốt cho hệ thần kinh, kích thích máu lưu thông lên não dễ dàng, tăng cường trí nhớ giúp não bộ hoạt động hiệu quả.
Hỗ trợ bảo vệ mắt, giữ đôi mắt luôn sáng khỏe
Hoa đậu biếc có tác dụng bảo vệ và tăng thị lực cho mắt thông qua cơ chế tăng máu đến các cơ quan giúp dòng chảy của máu lưu thông qua mao mạch mắt được cải thiện. Nhờ vậy, mắt sẽ được bảo vệ và ngăn ngừa được các bệnh về mắt như: cận thị, đục thuỷ tinh thể, viêm võng mạc…
Hỗ trợ làm đẹp da, ngăn ngừa lão hoá
Vì chứa nhiều chất chống oxy hóa nên bông đậu biếc có ích trong việc thúc đẩy sức khỏe của tóc và làn da. Nhờ vậy, máu lưu thông tốt, hỗ trợ tăng sinh collagen làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên, cải thiện màu da, ngăn ngừa rụng tóc và cho mái tóc đen bóng mượt.
Giúp giữ vóc dáng thon gọn, hạn chế tích tụ mỡ thừa
Hoa đậu biếc có chứa anthocyanins có khả năng ức chế phản ứng peroxy hóa lipid, ngăn chặn quá trình tích tụ mỡ thừa. Vì vậy, uống nước làm từ hoa đậu biếc sẽ hỗ trợ duy trì vóc dáng thon gọn và ngăn ngừa béo phì hiệu quả.
Giúp kiểm soát lượng đường hấp thụ trong máu
Phù hợp với người đang mắc bệnh tiểu đường cần theo dõi lượng đường nạp vào cơ thể. Hoạt chất flavonoid trong bông đậu biếc sẽ kích thích tuyến tụy sản sinh chất kiểm soát lượng đường trong máu, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.
Sai lầm khiến uống đậu biếc phản tác dụng
Pha trà hoa đậu biếc bằng nước quá nóng
Nhiều người nghĩ trà đậu biếc càng được pha nóng thì càng thơm ngon, nhưng sự thật là nước quá nóng sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị của trà và chất lượng của đậu biếc. Hơn nữa nước nóng còn ảnh hưởng đến thực quản, hệ tiêu hóa và răng lợi.
Nhiệt độ thích hợp để pha trà là khoảng 75 độ C. Tức là nước đun sôi để nguội khoảng 10 phút.
Sử dụng quá nhiều hoa đậu biếc trong ngày
Trà đậu biếc không nên sử dụng nhiều vì chúng có chứa caffeine, có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, khó tiêu, tăng nhịp tim, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 – 2 tách trà hoa đậu biếc được pha vừa phải.
Sử dụng hoa đậu biếc cho bà bầu, trẻ nhỏ
Bà bầu và trẻ sơ sinh là đối tượng được khuyến cáo không nên dùng hoa đậu biếc. Trong hạt của hoa đậu biếc có chứa anthocyanin – một hợp chất có khả năng làm tử cung co bóp dữ dội. Chính vì thế, phụ nữ đang trong thai kỳ không nên sử dụng quá nhiều kẻo ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, cơ thể của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện nên không phù hợp để sử dụng loại hoa này kẻo sinh tác dụng phụ.
Lạm dụng, tin mù quáng vào trà đậu biếc khiến bệnh trở nặng
Trên mạng xã hội tràn lan thông tin trà hoa đậu biếc có tác dụng tiêu trừ triệt để ung thư, tim mạch, tiểu đường… điều này khiến không ít người tin tưởng mù quáng vào chúng mà từ chối được điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Từ đó, bệnh thêm nặng, cơ thể dễ suy kiệt do không được điều trị bệnh trong thời điểm vàng.
Những người đang chuẩn bị làm phẫu thuật hoặc dùng thuốc chống đông máu phải hạn chế dùng hoa đậu biếc. Bên cạnh đó, những ai có tiền sử huyết áp thấp và đường huyết thấp cũng không nên dùng nhiều. Đậu biếc có các thành phần làm hạ huyết áp và giảm đường huyết, gây nên tình trạng choáng và chóng mặt, buồn nôn.
Những người không nên dùng hoa đậu biếc
Xem thêm : Nam nữ mệnh Thổ đeo nhẫn ngón nào chuẩn phong thủy?
Người bị huyết áp thấp, đường huyết thấp
Trong Y học cổ truyền, hoa đậu biếc có tác dụng làm giảm trị bệnh âu lo, chống trầm cảm, an thần, lợi tiểu, giải nhiệt, làm dịu và săn da… Tuy nhiên, chúng lại mang tính hàn, có thể gây lạnh bụng do đó những người có tiền sử huyết áp thấp và đường huyết thấp không nên dùng nhiều kẻo gây ra tình trạng choáng váng và chóng mặt, buồn nôn.
Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai
Nghiên cứu khoa học cho thấy hoa đậu biếc chứa rất nhiều anthocyanin – đây là hợp chất chống oxy hóa, có thể góp phần phòng ngừa bệnh ung thư cho con người. Nhưng mặt trái của nó lại là gây ức chế tính ngưng kết tiểu cầu, làm giãn cơ trơn mạch máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên không nên dùng trong các trường hợp: phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh kẻo làm ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe.
Người đang dùng thuốc chống đông máu
Cũng bởi hoa đậu biếc chứa nhiều chất anthocyanin nên có thể làm ngưng kết tiểu cầu, chậm đông máu, khiến thuốc mất đi tác dụng. Do đó, theo các bác sĩ chuyên khoa, người đang có vấn đề về khả năng đông máu, đang uống thuốc chống đông máu thì nên tránh dùng trà hoa đậu biếc.
Người cao tuổi, trẻ nhỏ
Đối với những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền mạn tính việc dùng thêm bất cứ thực phẩm chứa hoạt chất anthocyanin như hoa đậu biếc cũng cần phải thận trọng. Ngoài ra, cơ thể của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện nên không phù hợp để sử dụng loại trà hoa này khi có lẫn hạt.
Người đang điều trị bệnh, người sắp phẫu thuật
Người đang điều trị bệnh cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Người sắp phẫu thuật dù tiểu phẫu hay đại phẫu cũng không nên dùng hoa đậu biếc, đến khi sức khỏe hồi phục có thể sử dụng trở lại theo sự tư vấn của chuyên gia.
Cách dùng hoa đậu biếc an toàn
· Mỗi lần sử dụng hoa đậu biếc để nấu ăn hoặc pha trà, chỉ nên dùng tối đa 8-10 bông là đủ.
· Trước khi sử dụng hoa đậu biếc để dưỡng nhan, chống lão hóa hay hỗ trợ chữa bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia Đông y.
· Ngoài ra, nên tìm tới những cơ sở nhà thuốc uy tín để mua hoa đậu biếc chất lượng tốt và được tư vấn cách dùng an toàn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 07/04/2024 16:30
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…