Hiện nay, vấn đề tài sản và chiếm hữu, sử dụng, định đoạt là một trong những đề tài phổ biến và được quy định trong bộ luật dân sự. Hãy cùng tìm hiểu về Trái phiếu là tài sản ngắn hạn hay dài hạn? trong bài viết dưới đây nhé.
Nguồn Internet
Bạn đang xem: Trái phiếu là tài sản ngắn hạn hay dài hạn?
Tài sản là tất cả những nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, nắm giữ và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Tài sản được ghi trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư hàng hóa hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế.
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp gồm: Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, bất động sản đầu tư, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác và đầu tư XDCB ở doanh nghiệp, chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Tài sản dài hạn là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển hoặc thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và có giá trị lớn (từ 10 triệu đồng trở lên). Qui định về giá trị có thể thay đổi theo từng quốc gia và từng thời kỳ khác nhau.
Là những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi dài trên 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh và ít khi thay đổi hình thái giá trị trong quá trình kinh doanh. Tài sản dài hạn bao gồm:
+ Tài sản cố định: Là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng trên 1 năm, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình sử dụng bị hao mòn dần, đảm bảo đủ các điều kiện theo luật định, gồm có 02 loại :
– Tài sản cố định hữu hình: Là tài sản cố định và có hình thái vật chất cụ thể, bao gồm: nhà xưởng, vật kiến trúc; máy móc thiết bị,….
– Tài sản cố định vô hình : Là tài sản cố định nhưng không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả nhằm có được quyền sử dụng hợp pháp từ số tiền đã đầu tư, chi trả đó, gồm: quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu doanh nghiệp,..…
+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Là những khoản đầu tư với mục đích kiếm lời có thời gian thu hồi từ 12 tháng trở lên (đầu tư vào công ty con, góp vốn liên doanh dài hạn, cho vay dài hạn,…)
+ Các khoản phải thu dài hạn: phải thu khách hàng dài hạn, trả trước dài hạn cho người bán…
+ Tài sản dài hạn khác: chi phí trả trước dài hạn, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang và ký cược, ký quỹ dài hạn,…
Tài sản trong doanh nghiệp có thể hình thành từ 2 nguồn chủ yếu sau đây:
+ Vốn chủ sở hữu (vốn tự có) là khoản vốn góp của các chủ sở hữu đơn vị;
+ Nguồn nợ phải trả: là những nghĩa vụ tiền tệ mà đơn vị phải thanh toán cho các bên cung cấp nguồn lực cho đơn vị trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm nợ vay ngân hàng, nợ người bán, nợ công nhân viên, nợ thuế nhà nước,….
Theo Chuẩn mực số 03 và 04 qui định một tài sản được ghi nhận là tài sản cố định khi nó thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn sau đây :
– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế
– Nguyên giá xác định một cách đáng tin cậy
Xem thêm : Phụ nữ sở hữu nốt ruồi vùng rốn quý như kim cương 'hút vàng'
– Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
– Đủ tiêu chuẩn giá trị (từ 10 triệu trở lên)
– Người ta thường phân biệt TSCĐ theo hình thái biểu hiện và tính chất đầu tư.
Theo hình thái biểu hiện TSCĐ được chia thành:
– TSCĐ hữu hình: là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là TSCĐ và có hình thái vật chất cụ thể. Ví dụ như nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển.
– TSCĐ vô hình: là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là TSCĐ, nhưng không có hình thái vật chất cụ thể, tuy nhiên để có tài sản đó đơn vị đã phải chi ra những khoản tiền nhất định.
Theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư, TSCĐ được phân biệt thành:
– TSCĐ hữu hình tự có
– TSCĐ vô hình tự có
– TSCĐ thuê tài chính
– TSCĐ tài chính
– TSCĐ khác
Định nghĩa về tài sản ngắn hạn được quy định trong các văn bản pháp luật. Cụ thể, căn cứ vào Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn là sự phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Bên cạnh đó, Điều 81 Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 16/8/2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đưa ra định nghĩa tài sản ngắn hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác có thể bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh thông thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Theo đó, tài sản ngắn hạn được hiểu khái quát là tài sản lưu động, là loại tài sản tồn tại và được sử dụng trong khoảng thời gian ngắn. Loại tài sản ngắn hạn này đại diện cho tất cả tài sản của doanh nghiệp sẽ sử dụng, phân phối và thu hồi trong một năm hoặc trong một chu kỳ hoạt động.
Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh lớn hơn 12 tháng thì thời gian sử dụng hữu ích của tài sản lưu động dựa trên chu kỳ hoạt động của chúng. Tài sản ngắn hạn được thể hiện trên bản báo cáo tài chính bắt buộc mà doanh nghiệp phải lập mỗi năm một lần là bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Tài sản ngắn hạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là một trong những nguồn lực quan trọng của sản xuất kinh doanh, nếu không có hoặc thiếu hụt tài sản ngắn hạn thì hoạt động của doanh nghiệp chắn chắn không thể diễn ra bình thường được. Tài sản ngắn hạn là yếu tố cần thiết để thực hiện mục đích gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường kinh tế. Ngoài ra, quản lý tốt tài sản ngắn hạn cũng là một cách để đảm bảo cho sự hoạt động của doanh nghiệp được trơn tru, phát triển bền vững với nguồn lợi nhuận lớn.
Điều 102, Khoản 4 của Thông tư 200/2014/TT-BTC, quy định về nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đáp ứng giả định hoạt động liên tục đã phân loại ngắn hạn và dài hạn như sau:
Xem thêm : Tôm kỵ gì? 10 thực phẩm ăn cùng tôm gây TIÊU CHẢY, NGỘ ĐỘC
Tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.
– Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường, kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn;
– Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.
– Khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường, kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.”
Như vậy, mặc dù VAS sử dụng thuật ngữ “trong vòng 12 tháng” và Điều 102 của chế độ kế toán sử dụng thuật ngữ “không quá 12 tháng” nhưng bản chất của 2 thuật ngữ là như nhau. Điều này đảm bảo tính thống nhất giữa VAS và CĐKTDN. Tuy nhiên, trong các phần quy định cụ thể của chế độ kế toán lại có những cách diễn đạt chưa thống nhất với nguyên tắc lập BCTC, trình bày ở Điều 102. Cụ thể như sau:
– Điều 35, khi trình bày tiêu chuẩn tài sản cố định lại ghi “Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên”. Điều này không hợp lý vì “từ 1 năm trở lên” nghĩa là, bao gồm cả tài sản thời gian sử dụng 12 tháng. Trong khi đó, tài sản có thời gian sử dụng 12 tháng thì vẫn thuộc “trong vòng 12 tháng” hoặc “không quá 12 tháng” tức là phải thuộc nhóm tài sản ngắn hạn. Trong khi đó, tài sản cố định lại là một tài sản dài hạn.
– Nhiều trường hợp phân loại ngắn hạn, dựa vào mốc thời gian “dưới 12 tháng” và dài hạn dựa vào mốc thời gian “từ 12 tháng”. Việc quy định “dưới 12 tháng” đối với tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và “từ 12 tháng” đối với tài sản, nợ phải trả dài hạn trong những trường hợp này chưa hợp lý và cũng không nhất quán với nguyên tắc lập BCTC, đã nêu tại Điều 102. Cụ thể gồm:
+ Điều 16, Mục 1, Điểm b, khi phân loại khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn thì ghi “Khi lập BCTC, kế toán căn cứ vào kỳ hạn còn lại (dưới 12 tháng hay từ 12 tháng trở lên, kể từ thời điểm báo cáo) để trình bày là tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn”.
+ Điều 112, Mục 1.2.1, Điểm a, khi trình bày nguyên tắc phân loại tài sản ngắn hạn và dài hạn ghi “Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên, kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn”.
+ Phần hướng dẫn lập chỉ tiêu “Nợ dài hạn” (Mã số 330) của bảng cân đối kế toán thì ghi “Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của DN, bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên,…”.
– Trong toàn bộ chế độ kế toán, khi phân biệt ngắn hạn và dài hạn thì dựa vào mốc thời gian 12 tháng và được tính tại thời điểm báo cáo nhưng tại Điều 112, khi hướng dẫn phân loại chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn thì lại căn cứ “thời điểm trả trước” tức là thời điểm phát sinh khoản trả trước chứ không tính từ thời điểm báo cáo. Đây là trường hợp duy nhất, có sự khác biệt trong việc phân loại tài sản ngắn hạn và dài hạn so với nguyên tắc chung trong chế độ kế toán và VAS.
Tài sản dài hạn có thể bao gồm các khoản đầu tư dài hạn như cổ phiếu và trái phiếu hay bất động sản . Vốn “bất động sản, nhà máy và thiết bị” cũng được bao gồm trong các tài sản dài hạn, ngoại trừ phần được chỉ định để được vào chi phí hoặc giảm giá trong năm nay.
Tài sản vốn là tài sản hoạt động lâu dài mà có ích cho nhiều hơn một khoảng thời gian. Các doanh nghiệp không phải khấu trừ toàn bộ chi phí của tài sản từ thu nhập ròng trong năm nó được mua nếu nó sẽ cho giá trị trong hơn một năm. Điều này là do một hội nghị kế toán gọi là khấu hao.
Khấu hao là một quy ước kế toán cho phép các công ty để chi phí ước tính cho phần tài sản hoạt động dài hạn được sử dụng trong năm nay. Đó là một khoản chi phí không dùng tiền mặt mà bung net có thu nhập, mà còn giúp cho phù hợp với doanh thu với chi phí trong kỳ khi phát sinh. Điều này bao gồm đất đai, nhà cửa, máy móc, phương tiện, thiết bị và tài sản vô hình , chẳng hạn như bằng sáng chế và nhãn hiệu hàng hoá. Lợi thế thương mại có được trong một vụ sáp nhập hoặc mua lại cũng được coi là một tài sản dài hạn vô hình.
Khác với tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn (hay còn gọi là tài sản lưu động) là những loại tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong 12 tháng. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được thể hiện dưới các hình thái như: vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.
Tài sản ngắn hạn thường là những tài sản có tính thanh khoản cao (là tài sản được bán nhanh chóng mà giá bán không giảm đáng kể) và được bán nhằm nhanh chóng thu hồi tiền cho doanh nghiệp. Còn tài sản dài hạn là những tài sản ít thay đổi hình thái giá trị trong suốt chu kỳ kinh doanh, do đó tài sản dài hạn khó chuyển đổi thành tiền mặt hơn tài sản ngắn hạn, và thường được coi là tài sản kém thanh thanh khoản.
Ví dụ: Doanh nghiệp B là một công ty bảo hiểm nắm giữ nhiều trái phiếu và cổ phiếu của nhiều công ty khác nhau. Công ty B phân loại 3.000.000 USD trái phiếu doanh nghiệp mà công ty có thể bán trong vòng 24 tháng tới. Do đó trên bảng cân đối kế toán, báo cáo trái phiếu của công ty sẽ là khoản đầu tư dài hạn, tuy nhiên nếu công ty thay đổi kế hoạch và dự tính bán hết trái phiếu trong vòng 12 tháng tới thì trái phiếu sẽ được báo cáo là khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Trái phiếu phiếu là tài sản ngắn hạn hay dài hạn? Nếu các bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 02/02/2024 22:57
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024