Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Bài 11: Nước biển và đại dương sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 11: Nước biển và đại dương. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương
Bạn đang xem: 20 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 11 (Cánh diều 2024) có đáp án: Nước biển và đại dương
Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương
Câu 1. Các dòng biển ở vùng gió mùa thường có đặc điểm
A. đổi chiều theo mùa.
B. nóng lạnh thất thường.
C. chảy về hướng đông.
D. chảy về hướng tây.
Đáp án: A
Giải thích: Ở vùng gió mùa hoạt động thường xuyên, xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.
Câu 2. Hướng chảy của các dòng biển nóng trong đại Dương thế giới là
A. đông nam – tây bắc.
B. từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao.
C. tây bắc – đông nam.
D. từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
Đáp án: B
Giải thích:
– Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao.
– Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp.
– Ở vùng gió mùa hoạt động thường xuyên, xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.
Câu 3. Trên đại Dương, các dòng biển nóng thường phát sinh ở khu vực nào sau đây?
A. Vùng cực.
B. Vĩ độ 30°- 40°.
C. Chí tuyến.
D. Xích đạo.
Đáp án: D
Giải thích: Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao -> Trên đại Dương, các dòng biển nóng thường phát sinh ở khu vực xích đạo và chảy về phía hai cực.
Câu 4. Độ muối trung bình của đại dương là
A. 33‰.
B. 35‰.
C. 32‰.
D. 34‰.
Đáp án: B
Giải thích: Nước biển có nhiều chất hoà tan, nhiều nhất là các muối khoáng. Độ muối trung bình của nước biển là 35%o và thay đổi theo không gian.
Câu 5. Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở bán câu Bắc là
A. ngược chiều kim đồng hồ.
B. theo chiền kim đồng hồ.
C. từ tây sang đông.
D. từ đông sang tây.
Đáp án: B
Giải thích: Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở bán cầu Bắc là theo chiều kim đồng hồ và nam bán cầu ngược chiều kim đồng hồ.
Câu 6. Sóng biển là
A. sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.
B. một hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.
C. sự chuyển động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.
D. quá trình chuyển động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
Đáp án: A
Giải thích: Sóng biển là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng. Gió là nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng biển.
Câu 7. Thủy triều là
A. hiện tượng dao động thường xuyên có chu kì của các khối nước trong các biển và đại Dương.
B. hiện tượng các khối nước trong các biển và đại dương lên xuống do sức hút của Mặt Trăng.
C. một dạng vận động thường xuyên của các khối nước có chu kì trong các biển và đại Dương.
D. hiện tượng dao động thường xuyên, không có chu kì của các khối nước trong các biển và đại Dương.
Đáp án: A
Giải thích: Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên có chu kì của các khối nước trong các biển và đại Dương.
Câu 8. Các dòng biển lạnh thường xuất phát ở khu vực nào?
A. Vùng cực.
B. Vĩ độ 40° – 500.
Xem thêm : Phân biệt điểm khác nhau giữa Retinol và Tretinoin
C. Vĩ độ 50° – 60°.
D. Vĩ độ 30° – 40°.
Đáp án: D
Giải thích: Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp (khoảng 30-40o ở hai bán cầu về phía Xích đạo).
Câu 9. Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời cùng hướng với nhau sẽ làm cho thuỷ triều
A. trung bình.
B. bình thường.
C. lớn nhất.
D. thấp nhất.
Đáp án: C
Giải thích: Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời cùng hướng với nhau sẽ làm cho dao động thuỷ triều lớn nhất (triều cường).
Câu 10. Dao động của thuỷ triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí như thế nào?
A. Đối xứng.
B. Vuông góc.
C. Vòng cung.
D. Thẳng hàng.
Đáp án: B
Giải thích: Dao động của thuỷ triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí vuông góc.
Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không phải của sóng thần?
A. Hình thành do hoạt động của con người.
B. Một dạng thảm hoạ thiên nhiên tàn khốc.
C. Lan truyền phương ngang và tốc độ lớn.
D. Khi vào đến bờ biển có thể cao hơn 20m.
Đáp án: A
Giải thích: Các hoạt động động đất, núi lửa lớn dưới đáy biển tạo nên một dạng sóng dài đặc biệt, lan truyền theo phương ngang với tốc độ lớn, vào đến bờ có thể cao trên 20m, gọi là sóng thần, một dạng thảm hoạ thiên nhiên tàn khốc.
Câu 12. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây?
A. Sóng biển.
B. Sóng ngầm.
C. Dòng biển.
D. Thủy triều.
Đáp án: D
Giải thích: Thủy triều được hình thành chủ yếu là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
Câu 13. Các dòng biển nóng thường có hướng chảy từ
A. bán cầu Nam lên Bắc.
B. vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
C. bán cầu Bắc xuống Nam.
D. vĩ độ thấp về vĩ độ cao.
Đáp án: D
Giải thích:
– Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao.
– Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp.
– Ở vùng gió mùa hoạt động thường xuyên, xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.
Câu 14. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Đáp án: B
Giải thích: Nước biển và đại dương có 3 sự vận động, đó là: Sóng, thủy triều và dòng biển.
Câu 15. Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?
A. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.
B. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
C. Dòng biển trắng và dòng biển nguội.
D. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.
Đáp án: B
Giải thích: Trên các biển và đại dương có hai loại dòng biển, đó là dòng biển nóng và dòng biển lạnh
Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương
I. Một số tính chất của nước biển và đại dương
Xem thêm : Vàng trắng hay vàng ta đắt hơn?
1. Độ muối của nước biển và đại dương
– Có nhiều chất hoà tan trong nước biển, đại dương nhưng muối biển là thành phần quan trọng nhất, trong đó, 77.8% là muối na-tri clo-rua.
– Độ muối trung bình của nước biển, đại dương là 35%o và thay đổi theo không gian.
+ Độ muối lớn nhất vùng chí tuyến (36,8%o), ở xích đạo (34,5%o) và vùng cực (34%o).
+ Trên các đại dương có độ muối lớn hơn những vùng ven biển.
2. Nhiệt độ của nước biển và đại dương
– Nhiệt độ trung bình trên bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là 17,5°C.
– Đặc điểm
+ Nhiệt độ nước biển, đại dương vào mùa hè cao hơn vào mùa đông.
+ Nhiệt độ nước biển, đại dương giảm dần từ vùng xích đạo về vùng cực và theo độ sâu.
– Theo vĩ độ:
+ Ở vùng xích đạo và nhiệt đới phổ biến từ 26°C đến 28°C;
+ Ở vùng cận nhiệt, ôn đới từ 20°C đến 10°C;
+ Ở vùng cận cực phổ biến dưới 5°C.
– Theo độ sâu:
+ Từ mặt nước biển đến độ sâu khoảng 300m nhiệt độ giảm mạnh nhất
+ Từ độ sâu khoảng 3000m trở lên, nhiệt độ rất ít thay đổi.
II. Sóng biển
– Khái niệm: Là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.
– Nguyên nhân:
+ Gió là nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng biển.
+ Ngoài ra, sóng cũng có thể được hình thành do động đất, núi lửa,…
– Đặc điểm:
+ Hướng và độ cao của sóng phù hợp với hướng và tốc độ gió trên mặt biển, đại dương.
+ Sóng bị suy yếu và tan rã khi tiến vào bờ do bị ma sát với đáy biển.
+ Đáy biển càng nông, tốc độ suy yếu và tan rã của sóng càng nhanh.
Sóng biển
III. Thủy triều
– Khái niệm: Là sự dao động của mực nước biển, đại dương trong một ngày.
– Nguyên nhân: Do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm khi Trái Đất tự quay quanh trục.
– Đặc điểm:
+ Dao động thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên cùng một đường thẳng.
+ Dao động thuỷ triều đạt giá trị nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông.
Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời trong các ngày thủy triều lớn nhất và thủy triều nhỏ nhất
IV. Dòng biển
– Chuyển động của dòng biển tạo thành những vòng tuần hoàn trên các đại dương và biểu hiện rõ rệt trong khoảng vĩ độ nhiệt đới, ôn đới ở hai bán cầu.
– Đặc điểm:
+ Hai bên xích đạo, các dòng biển chảy từ phía đông về phía tây, khi gặp bờ đông các lục địa, bị chuyển hướng về phía bắc (ở bán cầu Bắc), phía nam (ở bán cầu Nam) và tạo thành dòng biển nóng trên cả hai bán cầu.
+ Ở khoảng vĩ độ 30 – 40° trên cả hai bán cầu, các dòng biển chảy về phía đông, khi gặp bờ tây các lục địa, bị đổi hướng về phía nam (ở bán cầu Bắc), phía bắc (ở bán cầu Nam) và tạo thành dòng biển lạnh ở khu vực xích đạo.
+ Trên vùng vĩ độ cao của bản cầu Bắc, các dòng biển chuyển động rất phức tạp do phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là hình thái địa hình bờ biển. Ở vùng vĩ độ cao của bán cầu Nam, dòng biển có hướng ổn định từ tây sang đông.
Hình 11.2. Bản đồ các dòng biển trên đại dương thế giới
V. Vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế – xã hội
– Biển, đại dương có vai trò vô cùng quan trọng đối xã hội loài người và ngày càng được coi trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới.
+ Cung cấp tài nguyên sinh vật (hải sản, rong biển,…).
+ Cung cấp tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí đốt, muối biển,…).
+ Cung cấp năng lượng (sóng biển, thuỷ triều,…).
+ Phát triển các ngành kinh tế biển (giao thông vận tải đường biển, du lịch,…).
Biển cũng là một nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 11: Nước biển và đại dương
Bạn đang xem: 20 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 11 (Cánh diều 2024) có đáp án: Nước biển và đại dương
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 12: Đất và sinh quyển
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 06/03/2024 06:21
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…