Việc lựa chọn Ngày Dân số thế giới để công bố sơ bộ kết quả của cuộc tổng điều tra là rất có ý nghĩa. Kể từ năm 1987, ngày 11/7 hàng năm được lấy là Ngày dân số thế giới. Liên hợp quốc lựa chọn ngày này làm Ngày Dân số thế giới nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của toàn thế giới đối với vấn đề dân số toàn cầu.
Dân số Việt Nam đạt hơn 96 triệu người
Bạn đang xem: Mật độ dân số Việt Nam cao so với các nước trên thế giới
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2019 là 96.208.984 người, trong đó nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và nữ là 48.327.923 người (chiếm 50,2%).
Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines). So với năm 2009, vị trí xếp hạng về quy mô dân số của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á không thay đổi và giảm hai bậc so với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Sau 10 năm, kể từ năm 2009 đến nay, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 – 2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 10 năm trước (1,18%/năm).
Cả nước có 26.870.079 hộ dân cư, tăng 4,4 triệu hộ so với thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009. Tỷ lệ tăng số hộ bình quân là 1,8%/năm trong giai đoạn 2009 – 2019. Đây là giai đoạn có tỷ lệ tăng quy mô hộ thấp nhất trong vòng 40 năm qua. Bình quân mỗi hộ dân cư có 3,5 người, thấp hơn 0,3 người/hộ so với năm 2009.
Tại khu vực thành thị, trung bình mỗi hộ dân có 3,3 người/hộ, thấp hơn khu vực nông thôn 0,3 người/hộ. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có số người/hộ bình quân cao nhất cả nước (3,8 người/hộ); vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có số người/hộ bình quân thấp nhất cả nước (3,3 người/hộ).
Kết quả Tổng điều tra 2019 cũng cho thấy Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Năm 2019, mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2.
Xem thêm : Hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học
Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số, toàn quốc có khoảng 91,7% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông, đang đi học. Cả nước có 95,8% dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết, tăng 1,8 điểm phần trăm so với năm 2009.
Trong tổng số 26,9 triệu hộ dân cư, vẫn còn 4.800 hộ không có nhà ở; trung bình cứ 10.000 hộ dân cư thì có khoảng 1,8 hộ không có nhà ở. Tình trạng hộ không có nhà ở đang dần được cải thiện trong hai thập kỷ qua, từ mức 6,7 hộ/10.000 hộ vào năm 1999 xuống còn 4,7 hộ/10.000 hộ năm 2009 và đến nay là 1,8 hộ/10.000 hộ.
Hầu hết hộ dân cư ở Việt Nam đang sống trong các ngôi nhà kiên cố hoặc bán kiên cố (93,1%). Tỷ lệ này ở khu vực thành thị đạt 98,2%, cao hơn 7,9 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn (90,3%). Trong vòng 20 năm qua, kể từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, tỷ lệ hộ sống trong nhà ở kiên cố và bán kiên cố đã tăng mạnh, từ 63,2% năm 1999, lên 84,2% năm 2009 và đạt 93,1% vào năm 2019.
Khắc phục tình trạng chưa giàu đã già
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở là một trong 3 cuộc tổng điều tra lớn nhất theo quy định của Luật Thống kê và chỉ được tiến hành 10 năm 1 lần, cuộc gần đây nhất là năm 2009.
Kết quả của tổng điều tra là nguồn thông tin chủ yếu và tin cậy về tình hình dân số, nhân khẩu học, tình trạng nhà ở của dân cư nhằm đáp ứng mục tiêu để tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu trong hệ thống thống kê quốc gia, phục vụ nhu cầu thông tin của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, cả ở Trung ương và địa phương trong đánh giá tình hình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế – xã hội nói chung, đặc biệt là vấn đề dân số và nhà ở.
Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở lần này cũng có ý nghĩa phục vụ dữ liệu cho các tiểu ban chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII để xem xét, cơ cấu và hoạch định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, hệ thống pháp luật, chính sách về dân số và nhà ở đến năm 2030 – thời điểm 100 năm thành lập Đảng và tầm nhìn đến năm 2045 – 100 năm thành lập nước.
Phó Thủ tướng cho biết, đây là cuộc tổng điều tra lần đầu tiên áp dụng triệt để và rộng rãi công nghệ thông tin. Hà Giang là tỉnh miền núi khó khăn nhưng lãnh đạo tỉnh cũng quyết tâm áp dụng 100% kê khai điện tử.
“Bản thân tôi khi được các điều tra viên đến để lấy thông tin số liệu cũng ngồi khai báo, thì thấy so với lần trước, lần này làm rất nhanh chóng, điều tra viên sử dụng hoàn toàn bằng smartphone”, Phó Thủ tướng nói và cho rằng áp dụng công nghệ thông tin giúp việc điều tra nhanh nhạy, hiệu quả, kịp thời hơn. Trước đây, kể từ ngày tiến hành tổng điều tra, sau hơn 1 năm mới có thể công bố kết quả sơ bộ, nhưng lần này, chỉ sau hơn hai tháng kết thúc thu thập thông tin đã công bố được.
Xem thêm : Cách làm kem trộn trắng da mặt bằng thuốc tây
Phân tích con số bình quân tăng dân số 1,14%/năm, Phó Thủ tướng cho rằng, so với mục tiêu 1% của Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 thì đây là con số chấp nhận được, vì một số địa phương tỷ lệ sinh thay thế đã giảm xuống dưới 2 và với tốc độ này, đến năm 2020 dân số Việt Nam không vượt quá 98 triệu người, phù hợp với chiến lược dân số trong giai đoạn 10 năm.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng, đây mới chỉ là kết quả sơ bộ bước đầu, con số thống kê này còn phải thể hiện trong báo cáo phân tích, đánh giá chi tiết để đạt được các mục tiêu về sử dụng số liệu cho hoạch định chiến lược, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách. Ngày Dân số Việt Nam, sẽ tổ chức hội nghị công bố kết quả chính thức của tổng điều tra dân số và nhà ở.
“Số liệu này càng có sớm, càng phục vụ trực tiếp và kịp thời cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Phó Thủ tướng nói và yêu cầu các báo cáo phải phân tích nhiều khía cạnh, đặc biệt là cơ cấu về dân số.
“Rất nhiều chuyên gia đã cảnh báo chúng ta đang ở thời kỳ dân số vàng, nhưng tốc độ già hóa lại thuộc loại nhanh. Tổng điều tra lần này phải có chứng thực bằng con số cụ thể về dân số và phân tích xu hướng dân số để có đối sách, chính sách kịp thời. Bên cạnh việc phải tránh bẫy thu nhập trung bình thì chúng ta phải tận dụng cơ hội của dân số vàng và phải có thể chế chính sách kịp thời để khắc phục cho được tình trạng chưa giàu đã già”, Phó Thủ tướng nêu yêu cầu.
Phân tích tốc độ đô thị hóa nhanh hơn tốc độ chuyển dịch dân cư từ nông thôn sang đô thị, hiện chỉ có 34,4% dân số ở khu vực đô thị, trong khi tốc độ đô thị hóa đã đạt 38,5%, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, 65,6% dân số vẫn ở vùng nông thôn, rất nhiều nơi còn khó khăn. Mặc dù 93,1% số hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố, nhưng còn 1,4 triệu hộ với 5 triệu người còn ở nhà đơn sơ.
“Thông điệp của Tổng điều tra dân số và nhà ở này là “không để ai bị bỏ lại ở phía sau”, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương phải đặc biệt chú ý đến những cơ cấu này và có chính sách để giải quyết vấn đề về nhà ở cho 1,4 triệu hộ với 5 triệu người”, Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng yêu cầu, từ nay đến khi công bố kết quả chính thức, các báo cáo phân tích phải đặt tính chất lượng, kịp thời, chân thực lên hàng đầu thì kết quả điều tra mới có ích và thiết thực.
Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam Astrid Bant đánh giá cao việc Việt Nam áp dụng công nghệ thông tin trong thực hiện tổng điều tra. Thành công của tổng điều tra cho thấy năng lực ấn tượng của Chính phủ Việt Nam trong việc điều phối và thực hiện tổng điều tra. Bà Astrid Bant cũng cho rằng, tỷ lệ tăng dân số hàng năm giảm từ 1,18% xuống còn 1,14%, cho thấy tỷ lệ sinh ở Việt Nam được duy trì ổn định. Đây là thành tựu lớn, có thể giúp kéo dài lợi ích của thời kỳ dân số vàng – trong trường hợp có kế hoạch và chính sách tận dụng lợi ích của thời kỳ dân số vàng này.
Các dữ liệu của tổng điều tra dân số là nguồn thông tin quan trọng, phục vụ quá trình xây dựng, giám sát, đánh giá chính sách, chiến lược và phát triển kinh tế – xã hội ở cấp độ quốc gia, địa phương, các bộ, ngành, cũng như mục đích giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam khuyến nghị các cơ quan Chính phủ, bộ, ngành, các tổ chức Liên hợp quốc, tổ chức song phương, đa phương, tổ chức xã hội dân sự, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học cần đầu tư nguồn lực vào việc khai thác, sử dụng, phân tích nguồn lực quý giá này. Tổng cục Thống kê phổ biến kết quả của tổng điều tra cho phép người dùng tiếp cận các thông tin của tổng điều tra.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 06/04/2024 23:26
3 ngày cuối tháng 10 âm lịch - Thời điểm làm giàu đã cận kề,…
Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu
SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…