Categories: Tổng hợp

Trình độ lý luận chính trị là gì? Cách xác định như thế nào?

Published by

1. Trình độ lý luận chính trị là gì?

Trình độ lý luận chính trị là một khái niệm để chỉ những tiêu chuẩn để xác định về trình độ trên phương diện lý luận chính trị, được chia làm ba cấp độ cơ bản đó là cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị sơ cấp lý luận chính trị. Nhìn chung thì quá trình bồi dưỡng chính trị sẽ bao gồm các vấn đề sau:

– Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước, bồi dưỡng các chương trình lý luận chính trị cho các đối tượng theo quy định, các nghị quyết và chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước cho cán bộ và Đảng viên cũng như nhân dân;

– Bồi dưỡng và cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng và quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội và một số lĩnh vực khác cho cán bộ Đảng (bao gồm cấp Ủy viên cơ sở, Ủy viên ủy ban kiểm tra cấp ủy cơ sở), và đại biểu Hội đồng nhân dân xã cùng cán bộ chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở;

– Bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho đối tượng phát triển Đảng, lý luận chính trị cho Đảng viên mới và nghiệp vụ công tác đảng cho cấp ủy viên cơ sở. Tổ chức thông tin về tình hình thời sự, chính sách pháp luật … cho đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên. Ngoài ra còn thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu và tình hình thực tế do chỉ đạo của cấp chính quyền địa phương quy định.

Mục tiêu của vấn đề đào tạo lý luận chính trị đó là nhằm giúp cho người dân nắm được những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng, phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác. Qua quá trình đào tạo thì người học hiểu và nắm được những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và đường lối cách mạng, vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh của đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn ngày nay, từ đó cùng cố niềm tin vào mục tiêu và lý tưởng của đảng.

Vì thế có thể hiểu khái quát về lý luận chính trị, đó là quá trình giáo dục của các chủ thể có thẩm quyền, là hoạt động có mục đích và có tổ chức của cấp uỷ, ban giám đốc, cơ quan chức năng và cán bộ, giảng viên ở các trung tâm giáo dục chính trị nhằm trang bị những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước và truyền thống của Đảng, dân tộc và địa phương, nhiệm vụ của cách mạng, âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù, góp phần nâng cao nhận thức và củng cố niềm tin, tinh thần trách nhiệm và xây dựng ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của mỗi chủ thể trong xã hội.

2. Cách xác định trình độ lý luận chính trị như thế nào?

Nhìn chung thì quá trình xác định trình độ lý luận chính trị cần phải được xác định theo quy định của pháp luật và dựa trên những cơ sở nhất định. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối tượng được công nhận có trình độ cao cấp lý luận chính trị bao gồm:

– Các chủ thể có bằng đại học chính trị, chủ thể có bằng đại học chuyên ngành Mác-Lênin (ví dụ như chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, chính trị học, lịch sử Đảng, triết học Mác-Lênin, kinh tế Chính trị Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học …), chủ thể có bằng đại học chuyên ngành tư tưởng – văn hóa, hoặc chủ thể có bằng đại học chuyên ngành tổ chức;

– Các chủ thể đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cán bộ cấp chiến thuật – chiến dịch nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, Quản lý – Chỉ huy quân sự (ví dụ như theo học tại các cơ sở học viện Quốc phòng, học viện Chính trị – Quân sự, học viện Lục quân, học viện Khoa học quân sự và các học viện chuyên ngành khác có liên quan);

– Các chủ thể có trình độ, được chứng minh bởi bằng thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ hai, đối tượng được công nhận có trình độ trung cấp lý luận chính trị là:

– Các chủ thể đã tốt nghiệp ở các học viện, trường đại học, cao đẳng của các trường thuộc chuyên ngành Kinh tế – Quản trị, kinh doanh, Khoa học Xã hội và Nhân văn ở trong nước;

– Các chủ thể đã tốt nghiệp hoặc đã học xong chương trình trung học chính trị tại các trường chính trị tỉnh, thành và ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm đào tạo trung cấp lý luận chính trị;

– Các chủ thể đã tốt nghiệp hoặc đã học xong chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở cơ sở tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Các chủ thể tốt nghiệp hệ dài hạn (cụ thể theo quy định pháp luật là từ 2 năm trở lên) không phải chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tại các phân hiệu Nguyễn Ái Quốc và các trường Đảng khu vực và phân viện Hà Nội, phân viện Đà Nẵng, phân viện Thành phố Hồ Chí Minh, phân viện Báo chí và Tuyên truyền;

– Các chủ thể tốt nghiệp các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và tiến sĩ khoa học ở trong nước và ở các nước xã hội chủ nghĩa;

– Các chủ thể có bằng thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, chuyên ngành kinh tế và quản trị, kinh doanh ở trong nước;

– Các chủ thể đã tốt nghiệp hệ dài hạn trường đào tạo sĩ quan, quản lý và chỉ huy quân sự, công an, các học viện đào tạo cán bộ cấp chiến thuật và chiến dịch ngành hậu cần, kỹ thuật.

Thứ ba, đối tượng được công nhận có trình độ sơ cấp lý luận chính trị gồm:

– Các chủ thể đã tốt nghiệp các học viện, trường đại học, cao đẳng trong nước, những người tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp khối ngành kinh tế, những người tốt nghiệp các trường trung cấp quân đội, công an;

– Các chủ thể đã tốt nghiệp các học viện, trường quân đội cấp phân đội không thuộc nhóm ngành Khoa học xã hội và Nhân văn, quản lý, chỉ huy quân sự, công an;

– Đồng thời thì việc xác định trình độ lý luận chính trị được áp dụng chung cho cả nước, ở các hệ thống đào tạo (tức là hệ thống trường Đảng, hệ thống trường nhà nước, trường lực lượng vũ trang, trường các đoàn thể).

3. Ý nghĩa của hoạt động xác định trình độ lý luận chính trị:

Thứ nhất, lý luận chính trị góp phần nâng cao nhận thức lý luận chính trị cho cán bộ, cho Đảng viên và cho nhân dân. Thông qua quá trình xác định lý luận chính trị, sẽ giúp cho học viên thấm nhuần lý luận của chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng đường lối quan điểm và các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác lý luận nói chung và công tác giáo dục lý luận chính trị nói riêng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông, và Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu và làm theo chủ nghĩa ấy, Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn”. Và theo đó giáo dục lý luận chính trị có vai trò trực tiếp trong công tác xây dựng đảng về chính trị và góp phần quyết định nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ta.

Thứ hai, quá trình giáo dục và xác định lý luận chính trị góp phần quan trọng vào củng cố niềm tin, xác định trách nhiệm và quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của cán bộ và Đảng viên. Thông qua các chương trình đào tạo và bồi dưỡng sẽ giúp cho cán bộ và Đảng viên tiếp cận được những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Lênin, nâng cao niềm tự hào và tự tôn dân tộc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong mọi giai đoạn cho thấy, khi cán bộ, Đảng viên được giáo dục và đào tạo đường lối của đảng thì năng lực giải quyết công việc bao giờ cũng hiệu quả hơn, ngược lại nếu như họ không có trình độ lý luận chính trị thì dễ hiểu lầm là bị động khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, lý luận chính trị góp phần bồi dưỡng và nâng cao đạo đức cách mạng, hoàn thiện nhân cách và cùng cố vai trò tiên phong gương mẫu của các chủ thể. Quá trình giáo dục đã trang bị kiến thức lý luận chính trị đồng thời là quá trình tuyên truyền về mục tiêu và lý tưởng của Đảng trong các giai cấp, giai tầng xã hội. Trong điều kiện cơ chế thị trường nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa với bên ngoài hiện nay thì các chủ thể hằng ngày phải chịu sự tác động của nhiều nhân tố phức tạp, kể cả sự chống phá của các thế lực thù địch. Thời gian qua thì Đảng ta đã chú ý hơn về vấn đề rèn luyện và nâng cao lý luận chính trị, tránh hiện tượng suy thoái và nạn tham nhũng kéo dài, khắc phục những biểu hiện sai trái và sai lệch, chạy theo lợi ích cá nhân xuất hiện trong đội ngũ của đảng và xã hội.

4. Một số lưu ý về trình độ lý luận chính trị trong sơ yếu lí lịch:

Cần phải lưu ý rằng trình độ chính trị là một trong những nội dung vô cùng quan trọng thể hiện quan điểm của đảng và nhà nước và nhận thức chính trị của các chủ thể. Trình độ chính trị được thể hiện trong sơ yếu lý lịch phải được trình bày một cách khoa học và có tư duy. Thông thường thì trong sơ yếu lý lịch sẽ có những thành phần chính ví dụ như lý lịch bản thân, quá trình công tác và hoạt động cá nhân cũng như thông tin về người thân trong gia đình, một trong những nội dung đó không thể thiếu là trình độ lý luận chính trị. Cụ thể đối với cán bộ Đảng viên, thái độ chính trị của họ là phải có trách nhiệm trung thực kê khai rằng bản thân đã tham gia tổ chức cách mạng (tức là từ ngày tháng năm nào). Trong quá trình hoạt động cách mạng thì làm công tác gì? Giữ vai trò gì? Bản thân đã tham gia hoạt động và đồng thời đảm nhận nhiệm vụ gì trong chính quyền, tổ chức đoàn thể….? Tổ chức đoàn thể đó thuộc chế độ cũ hay mới? Hiện nay đang công tác, làm việc ở bộ phận, vị trí nào?

Ngoài ra, Đảng viên còn phải ghi đầy đủ thông tin liên quan của người thân, bố mẹ, anh, chị, em, ông bà, chú bác bao gồm cả thái độ chính trị của từng người, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế hiện nay … Bên cạnh đó, người làm Đảng viên sẽ phải có phần tự đánh giá, nhận xét của mình về ưu điểm, nhược điểm của bản thân trong các khía cạnh: Lối sống, tư tưởng đạo đức, phẩm chất chính trị, tinh thần chính trị, năng lực công tác và quan hệ quần chúng từ khi được tín nhiệm và trở thành Đảng viên đến nay.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Quy định số 57-QĐ/TW về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị ngày 08 tháng 02 năm 2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

This post was last modified on 25/04/2024 09:55

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

10 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

15 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

15 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago