Sau vụ lùm xùm về clip cặp đôi thân mật quá đà trong rạp phim bị chụp lại từ camera giám sát và tung lên mạng, nhân viên vi phạm đã bị lãnh đạo rạp phim xử lý. Tuy nhiên, sau vụ này, nhiều khán giả khá bất ngờ khi biết rằng trong mỗi rạp phim đều có camera giám sát.
Không biết có camera
Bạn đang xem: Từ vụ lộ cảnh nóng trong rạp CGV: Có cần thiết gắn camera trong rạp phim?
Theo tìm hiểu của phóng viên, đa phần các rạp chiếu phim hiện nay như: CGV, BHD, Lotte Cinema, Galaxy… đều lắp camera để giám sát an ninh trong rạp mà không làm phiền đến khán giả. Khi nhân viên giám sát phát hiện hành vi quay lén phim hoặc livestream trên mạng, họ sẽ nhanh chóng ngăn chặn, xử lý người vi phạm. Đây là giải pháp bảo vệ bản quyền phim, bảo đảm quyền lợi nhà sản xuất, phòng ngừa nạn trộm cắp, để quên tư trang trong rạp…; đồng thời mang đến lợi ích thiết thực cho khán giả nếu thông tin được bảo mật chặt chẽ và khán giả đều biết có camera giám sát.
Tối 31-7, khi chúng tôi hỏi một số khán giả xem phim tại cụm rạp Lotte Cinema, CGV, đa phần họ tỏ ra ngạc nhiên trước thông tin có camera giám sát trong rạp phim. “Tôi không biết mà cũng không quan tâm chuyện này. Có điều theo tôi, nơi công cộng như quán ăn, công viên, đường phố…có camera an ninh thì rạp phim làm việc này cũng bình thường và cần thiết. Tôi không thấy bất tiện. Chỉ là rạp cần quản lý chặt hơn để bảo mật thông tin khách hàng” – khán giả Minh Hoa (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) nêu ý kiến.
Khán giả Thu An (ngụ huyện Củ Chi, TP HCM) nói: “Tôi không biết có camera giám sát. Trước khi chiếu phim, họ có đoạn video nội quy xem phim, nhắc nhở khán giả không được mang thức ăn, nước uống bên ngoài vào rạp, không quay phim, chụp ảnh, livestream… nhưng không đề cập gì đến camera an ninh. Tôi nghĩ họ muốn bảo đảm trật tự trong rạp và bảo vệ bản quyền, việc đặt camera không ảnh hưởng gì đến khán giả bình thường như tôi”.
Khán giả Trung Nhân (ngụ huyện Nhà Bè, TP HCM), Nghi Lưỡng (ngụ Trung Sơn, huyện Bình Chánh, TP HCM) và một số khán giả khác cũng cho biết không lo ngại hay thấy bất tiện gì khi rạp phim gắn camera nhưng phải thông báo cho khán giả biết để họ không có những hành động “xấu xí” (dù là vô tình) và phải quản lý tốt công tác bảo mật để không lộ hình ảnh riêng tư của khách hàng khi chưa xin phép.
Tự ý tung hình ảnh khán giả lên mạng là vi phạm
Xem thêm : Dịch vụ đào tạo có chịu thuế gtgt không và mức đóng là bao nhiêu?
Bàn về vấn đề này, luật sư (LS) Nguyễn Văn Đức (Đoàn LS TP HCM) phân tích các rạp phim gắn camera giám sát có thể khuyến cáo, cảnh báo khách hàng nên có cử chỉ, lời nói, hành vi đúng mực nơi công cộng vì mọi hành động của họ đều được camera ghi lại. “Việc cảnh báo không bắt buộc nhưng nếu có sự cảnh báo đó, sẽ không xảy ra sự cố phản cảm như clip lan truyền trên mạng mấy ngày qua. Đó cũng là một biện pháp hạn chế được những hành xử không chuẩn mực nơi công cộng” – LS Đức nêu quan điểm.
Về clip đang lan truyền trên mạng, LS Đức cho rằng cần phân định rạch ròi giữa hành vi phản cảm của cặp đôi ở rạp phim (hoặc nơi công cộng nói chung) và hành vi xâm phạm đến quyền cá nhân đối với hình ảnh, quyền được bảo vệ danh dự, uy tín, quyền bí mật của cá nhân được Bộ Luật Dân sự bảo hộ. Việc nhiều người có những cử chỉ, hành động thân mật thái quá nơi công cộng là cần phải lên án và việc này thuộc về phạm trù đạo đức, văn hóa ứng xử nơi công cộng. Tuy nhiên, họ làm sai và bị lên án không đồng nghĩa với việc người khác có quyền tung hình ảnh lên mạng khi chưa được sự đồng ý của họ. “Sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý và không được làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của họ. Nếu vi phạm thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm phải thu hồi, tiêu hủy và bồi thường thiệt hại” – LS Đức nhấn mạnh.
LS Võ Đan Mạch (Đoàn LS TP HCM) cho rằng các rạp chiếu phim gắn camera là chuyện bình thường, phù hợp và phục vụ cho việc quản lý của rạp. Pháp luật không quy định việc lắp đặt camera giám sát trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc sự quản lý của mình phải thông báo cho khách hàng biết nhưng dữ liệu, hình ảnh được camera ghi lại phải được lưu trữ và quản lý chặt chẽ. “Để tránh xảy ra những sự việc không mong muốn, thiết nghĩ các rạp phim cần thông báo thông tin này qua các biển thông báo tại quầy vé, trong rạp phim hoặc in trên vé để khách hàng biết và lưu ý mà có hành xử đúng mực” – LS Mạch góp ý.
Nhìn từ góc độ pháp luật, theo LS Mạch, việc tung hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội đã vi phạm các quy định về bảo đảm quyền riêng tư (điều 21 Hiến pháp 2013, Bộ Luật Dân sự 2015), nạn nhân có quyền yêu cầu rạp chiếu phim xác minh, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân đã sử dụng thông tin của người khác một cách tùy tiện, phát tán thông tin, hình ảnh, bí mật đời tư của người khác. Về chế tài xử lý vi phạm, tùy vào tính chất và hậu quả của hành vi mà người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự, dân sự hay hành chính.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 19/01/2024 01:42
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024