Kiến trúc thượng tầng thường được nhắc đến trong nhiều lĩnh vực, là một phạm trù kiến thức khó có thể tiếp cận bằng những phương pháp học thông thường. Cùng tìm hiểu về khái niệm kiến trúc thượng tầng trong bài viết sau.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia.
Bạn đang xem: Kiến trúc thượng tầng là gì | Thông tin tổng quan
Mỗi một hình thái, bộ phận khác nhau thuộc kiến trúc hạ tầng khi ra đời đều đóng những vai trò nhất định trong việc tạo dựng tư tưởng xã hội cũng như bộ mặt tinh thần của một cơ sở hạ tầng nào đó. Song song với điều này thì tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều liên quan chặt chẽ với cơ sở hạ tầng của nó theo từng hoàn cảnh nhất định. Xã hội sẽ phản ánh nền kinh tế của xã hội ấy phát triển ra sao. Tương tự như vậy, nhà nước cũng sẽ phản ánh thể chế chính trị của nhà nước đó. Bên cạnh đó có thể tồn tại một số yếu tố mang tính đối lập trong tư tưởng, quan điểm và tổ chức chính trị trong nội bộ các giai cấp bị trị.
Hình ảnh kiến trúc thượng tầng
Vậy kiến trúc thượng tầng là gì? Có thể hiểu một cách khái quát là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật… tương ứng với những thể chế khác nhau như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể… được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Bởi vậy, kiến trúc thượng tầng là những hiện tượng xã hội, tập trung thể hiện đời sống tinh thần của xã hội, là bộ mặt tinh thần tư tưởng của hình thái kinh tế – xã hội. Nó cùng với các bộ phận khác trong xã hội đóng vai trò chủ chốt trong việc hợp thành cơ cấu hoàn chỉnh của hình thái kinh tế – xã hội.
>>> Có thể bạn quan tâm: Officetel là gì? Tìm hiểu tính pháp lý của căn hộ officetel
Vậy đặc trưng của kiến trúc thượng tầng là gì? Các bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng đều ra đời có vai trò và mục đích nhất định trong việc phản ánh cơ sở hạ tầng tương ứng, tạo nên bộ mặt tinh thần, tư tưởng của xã hội. Tuy nhiên, không phải tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều liên quan như nhau với cơ sở hạ tầng của nó. Chúng ta cần hiểu rằng trong xã hội phân chia giai cấp, tư tưởng chính trị, tư tưởng pháp quyền cùng những tổ chức tương ứng như chính đảng, nhà nước là những thành phần chính, quan trọng và mạnh mẽ nhất của kiến trúc thượng tầng, là tiêu biểu cho chế độ chính trị, xã hội ấy. Ngoài ra còn có các yếu tố khác đối lập với những tư tưởng quan điểm, tổ chức chính trị của các giai cấp bị trị.
Để bổ sung cho khái niệm kiến trúc thượng tầng là gì, chúng ta cần hiểu rõ thêm về đặc trưng của kiến trúc thượng tầng.
Kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp mang tính giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của kiến trúc thượng tầng biểu hiện rõ ràng nhất ở sự trái ngược về quan điểm chính trị, tư tưởng và các cuộc đấu tranh tư tưởng của các giai cấp đối kháng.
Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm, quy luật phát triển riêng, nhưng không tồn tại một cách rời rạc mà tác động qua lại lẫn nhau mật thiết,đồng thời góp phần phản ánh cơ sở hạ tầng. Xong không phải tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều liên hệ với nhau đối với cơ sở hạ tầng của nó. Một số yếu tố như: Chính trị, pháp luật có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng, nhưng những yếu tố như: Triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp với nhau mà thôi.
Xem thêm : Review kem dưỡng trắng da Garnier có tốt không? Mua ở đâu?
Trong xã hội có tính chất đối kháng giai cấp, bộ phận có quyền lực mạnh nhất của kiến trúc thượng tầng là nhà nước. Đây là công cụ tiêu biểu cho giai cấp thống trị trong xã hội về mặt pháp lý- chính trị.
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, xã hội vẫn còn tồn tại những tàn dư của các giai cấp thống trị bóc lột trong kiến trúc thượng tầng. Vì vậy, trong kiến trúc thượng tầng của các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay vẫn còn sự đấu tranh giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa với những tàn dư tư tưởng khác. Chỉ khi phát triển đến chủ nghĩa cộng sản, tính giai cấp của giai cấp của giai cấp thượng tầng mới có thể bị xoá bỏ.
Kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội có kết cấu phức tạp, có thể được phân tích từ những giác độ khác nhau của xã hội, từ đó cho thấy mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau của chúng. Nhìn chung, có thể thấy kiến trúc thượng tầng của một xã hội bao gồm: hệ thống các hình thái ý thức xã hội (hình thái ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo,…) và các thiết chế chính trị – xã hội tương ứng của chúng (nhà nước, chính đảng, giáo hội,…).
Kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi bên.
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng mang yếu tố quyết định đối với nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng, ngược lại, nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng. Tương ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ tạo ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp, nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng đó. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì có ưu thế hơn trong nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn như chiếm vị trí thống trị về chính trị và đời sống tinh thần của xã hội.
Xét cho cùng, các mâu thuẫn trong kinh tế quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng; điều này đồng nghĩa với việc cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư tưởng là một cách để thể hiện của những đối kháng trong đời sống kinh tế. Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng bằng một cách nào đó, dù trực tiếp hay gián tiếp đều phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng còn thể hiện ở chỗ: cơ sở hạ tầng thay đổi thì chắc chăn kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Những biến đổi trong cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan kiến trúc thượng tầng cũng cần phải thay đổi sao cho thích hợp,do đó sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh cho biết rằng đã có sự biến đổi của cơ sở hạ tầng. Tính chất phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng xuất phát từ vai trò quyết định của hoạt động kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội.
Tuy cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có sự tác động qua lại, quyết định lẫn nhau nhưng đó không phải là sự phù hợp một cách giản đơn, máy móc. Toàn bộ kiến trúc thượng tầng, và các yếu tố cấu thành nó đều tồn tại tính độc lập tương đối trong quá trình vận động phát triển và tác động đến sự dịch chuyển của cơ sở hạ tầng.
Sự tác động trở lại
Xem thêm : Sữa rửa mặt Cosrx Low pH Good Morning Gel Cleanser 50ml chiết xuất trà xanh
Tương tự như trên, tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũng đều tác động đến cơ sở hạ tầng, tuy nhiên, mỗi yếu tố có vai trò không giống nhau. Sự tác động ngược trở lại này diễn ra theo hai chiều hướng:
>>> Có thể bạn quan tâm: Tầng lửng là gì? Các mẫu & Lưu ý khi thiết kế tầng lửng đẹp
Kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay phát triển theo hai đường lối
Thứ nhất, Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động và tư tưởng
Nhằm giải phóng con người khỏi chế độ bóc lột, giúp xã hội thoát ra khỏi nỗi ô nhục của dân tộc đi làm thuê, bị cầm tù, bị đánh đập và bóc lột, Việt Nam hiện nay vẫn đang duy trì cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng theo kim chỉ nam tiến bộ của chủ nghĩa Mác – Lênin cùng tư tưởng Hồ Chí Minh. Mọi hành động của Đảng, nhà nước và nhân dân đều dựa theo nội dung cốt lõi đó, trở thành tư tưởng chủ đạo trong đời sống. Nhà nước cũng khuyến khích mọi người sống và làm việc theo tư tưởng đạo đức đó, góp phần xây dựng hệ thống chính trị và chủ nghĩa xã hội phản ánh đặc trưng và bản chất của giai cấp công nhân.
Thứ hai, xây dựng nhà nước do nhân dân, vì nhân dân
Trong chủ trương xây dựng đất nước tại thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã đề rõ cương lĩnh “xây dựng nhà nước chủ nghĩa xã hội vì dân, của dân. Giai cấp công nhân và nông dân cùng tầng lớp trí thức làm nền tảng chủ chốt dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Bởi vậy tất cả các tổ chức và bộ máy tạo nên hệ thống chính trị của xã hội sẽ tồn tại theo mục đích tư nhân, phục vụ cho nhu cầu lợi ích của con người, cá nhân hóa, đảm bảo quyền và lợi ích thuộc về nhân dân.
Bên cạnh đó, nhà nước và từng chính quyền địa phương nỗ lực từng bước phát triển cơ sở hạ tầng. Đây chính là một bước trong giải quyết mâu thuẫn xảy ra với kiến trúc thượng tầng. Việc phát triển song song với củng cố cơ sở hạ tầng điều chỉnh và củng cố các bộ phận của kiến trúc thượng tầng sẽ giúp điều chỉnh lại các bộ phận trong thể chế xã hội được hoàn hảo hơn, quá trình quá độ trong thời kỳ này cũng dần thích ứng nhanh hơn. Điều này cũng giúp cho tính giai cấp trong giai đoạn này được thể hiện rõ nét và sâu sắc, biểu hiện ở sự đối địch về quan điểm, tư tưởng cũng như các cuộc đấu tranh đối kháng về giai cấp sâu sắc
Như vậy ở mỗi một thời kì xã hội lại mang một hình thái kiến trúc thượng tầng khác nhau, có tính phức tạp và được hiểu ở những giác độ khác nhau, từ đó hình thành nên mối quan hệ đan xen chi phối lẫn nhau. Xét từ giác độ chung thì có thể thấy loại hình kiến trúc này bao gồm: hệ thống hình thái ý thức của xã hội; những thể chế về chính trị-xã hội tương ứng…
*Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia.
*Hình ảnh trong bài viết mang tính minh hoạ.
Nguồn: Tổng hợp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 04/02/2024 22:48
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024