Theo nghiên cứu, cà chua giàu vitamin A, C, K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho, rất cần thiết để duy trì năng lượng cho cơ thể. Còn theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
Trong tủ lạnh của các gia đình Việt Nam, gần như luôn có sẵn vài quả cà chua. Bởi nó là nguyên liệu cần thiết để chế biến nhiều món xào, món canh đẹp mắt, hợp khẩu vị. Trong đó, món canh trứng nấu cà chua, cà chua xào trứng… vô cùng phổ biến. Tuy nhiên có thông tin cho rằng sự kết hợp này có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc, liệu thông tin này có đáng tin cậy? Hãy cùng lắng nghe phân tích của PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm).
Hỏi: Nhiều người e ngại trứng và cà chua kỵ nhau, khi ăn vào sẽ gây hại cho sức khỏe, thậm chí là ngộ độc, điều này liệu có đúng không thưa ông?
Xem thêm : Những thủ tục về nhà mới bạn cần lưu tâm
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh: Lời đồn cà chua nấu trứng gây ngộ độc là thiếu cơ sở khoa học và không có giá trị! Ngược lại, món ăn này rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Cà chua giàu vitamin cùng nhiều khoáng chất. Trong khi đó trứng lại bổ huyết, dưỡng khí. Sự kết hợp của 2 loại thực phẩm này vừa tăng cường chất xơ, lại vừa bổ não, bổ thị lực, tốt cho trẻ nhỏ, người ốm yếu, người già bị suy giảm thị lực… chứ không hề gây độc.
Hỏi: Có nhiều lời đồn cho rằng cà chua tốt nhất nên ăn sống, không nên nấu chín vì sẽ làm mất hết dinh dưỡng. Thực hư thông tin này như thế nào thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh: Cà chua rất giàu vitamin, nhất là có chứa lycopene (thứ tạo nên sắc đỏ do vỏ cà chua), chất này có tính chống oxy hóa cao, sau khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Nghiên cứu tại New York cho thấy, ăn cà chua nấu chín sẽ tốt hơn cà chua sống, bởi khi đun nóng nồng độ lycopene và các chất chống oxy hoá tăng cao. Không những thế, khi chúng ta nấu cà chua với dầu ăn, đặc biệt là dầu ôliu sẽ cho phép cơ thể hấp thụ lycopene tốt hơn.
Xem thêm : Khoa học tự nhiên bao gồm những lĩnh vực chính nào?
Cà chua không bị mất đi dinh dưỡng khi nấu ở nhiệt độ cao. Ngược lại, ăn cà chua sống nếu không đảm bảo vệ sinh, cũng như lựa chọn nguồn gốc cà chua sạch có thể đem đến rất nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, mỗi ngày chỉ nên ăn 1-2 quả cà chua sống với kích thước trung bình hoặc 7 quả cà chua bi.
Không nên ăn cà chua lúc đói vì cà chua có chứa nhiều Pectin, nhựa Phenolic… có thể tác động tới quá trình tiêu hóa thức ăn hoặc gây ra chứng viêm loét dạ dày.
Khi ăn cà chua sống không nên ăn hạt cà chua, bởi vì hạt cà chua sẽ khiến đường ruột không thể tiêu hóa.
Nên ngâm cà chua với nước muối trước khi tiêu thụ để loại bỏ hết bụi bẩn, thuốc trừ sâu (nếu có) trên chúng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 05/03/2024 21:12
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…