Tỉa chân nhang làm sao đơn giản mà không phạm vào tâm linh, có nhiều tài lộc và gặp được thuận lợi trong cuộc sống,..đó là trăn trở của không ít gia đình, đặc biệt là dịp “năm hết, tết đến”.
Để tỉa chân nhang mà không bị lo lắng, sợ hãi về việc động bát hương, hao hụt tài lộc năm mới, mời quý vị tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bạn đang xem: Cách tỉa chân nhang đơn giản mà không bị phạm tâm linh
Gia chủ hoàn toàn có quyền bao sái (lau chùi), xê dịch bát hương để lau chùi sạch sẽ và đặt lại chỗ cũ mà không có vấn đề gì. Tương tự, ban thờ cũng thế, chúng ta có thể xê dịch các đồ thờ để quét dọn cho sạch sẽ.
Bởi, bát hương, cây nhang là vật để gia chủ bày tỏ sự tôn kính đối với thế giới tâm linh, có thể là ông bà tiên tổ hoặc thần Phật; là nơi để chúng ta trú tâm, hướng tâm đến. Nếu hướng tâm, trú tâm được rồi thì chúng ta có thể không cần bát hương cũng được. Cho nên, rất nhiều các nước trên thế giới không có bát hương nhưng họ vẫn có câu chuyện tâm linh của họ. Bát hương cũng không phải nơi mà thế giới vô hình, ông bà tổ tiên trú ngụ.
Từ đó, chúng ta cần phải hiểu được bản chất của bát hương để nhẹ nhàng hơn về tâm lý; bớt lo lắng, không sợ đụng chạm vào bát hương nữa.
Tuy nhiên, dù thế giới tâm linh không trú ngụ trong bát hương, nhưng việc để lẫn lộn vị trí bát hương sau khi tỉa, lau chùi là điều không nên. Khi được chư Tăng chú nguyện bát hương rồi thì chúng ta nên tôn trọng, cố gắng nhớ để tránh lẫn lộn vị trí.
Chúng ta có thể tỉa chân nhang hàng ngày, không phải đợi đến ngày ông công ông táo mới được tỉa.
Việc để chân nhang lùm xùm có thể
khiến bát hương và ban thờ không được sạch sẽ, không trang nghiêm, có thể bốc cháy, gây ra nhiều nguy hiểm.
>>Xem thêm: Bao sái bàn thờ như thế nào để cả năm may mắn?
Khi bao sái xong bát hương, chúng ta có thể để lại mỗi bát hương 3 – 5 chân nhang.
Xem thêm : Đại Học Ngoại Thương ( Cơ sở phía Bắc )
Chúng ta để lại ba chân nhang mang tính chất tiếp nối, tượng trưng cho Phật, Pháp, Tăng (Tam Bảo); năm chân nhang có thể tượng trưng cho ngũ phúc (năm điều phúc lành), cũng có thể tượng trưng là huyết thống năm đời.
Quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” là quan niệm của một xã hội trọng nam khinh nữ. Họ coi nhẹ người phụ nữ và cho rằng, việc tế tự, thờ cúng chỉ có nam giới mới kết nối được với thần linh, còn nếu là nữ giới sẽ kéo theo ma quỷ. Đó là quan niệm sai lầm.
Trong Phật giáo rất bình đẳng, việc cúng lễ, lau chùi, tỉa chân nhang không phân biệt nam hay nữ, kể cả phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt; miễn là họ giữ vệ sinh sạch sẽ.
Cho nên, phụ nữ hay nam giới đều thắp hương, tỉa chân nhang, khấn vái, dọn dẹp ban thờ được bình thường.
Sau khi tỉa xong, gia chủ có thể để chân nhang ở nơi sạch sẽ (có thể là bồn hoa, gốc cây sạch), hoặc mang đi hóa, lấy tro bón vào gốc cây.
Đặc biệt lưu ý, nếu những đồ liên quan đến thờ cúng như hoa, quả, chân nhang,…dù đã héo, tàn, mà từng dâng cúng Phật, thì cũng không bỏ ngay vào nơi dơ dáy, không trang nghiêm. Vì như vậy là tâm chưa được lành thiện, cung kính.
Chị Đặng Thị Như Quỳnh, hiện đang là làm tại Công ty Cổ Phần Hanpak đã thực hành cách tỉa chân nhang trên, chị chia sẻ: “Trước đây, ban thờ nhà mình rất bừa bộn vì bị ảnh hưởng bởi những quan niệm cũ như để tàn càng nhiều thì càng nhiều lộc, đến ngày 23 tháng Chạp mới được tỉa chân nhang,…
Khi biết đến cách tỉa chân nhang này, mình thấy an lạc hơn trước nhiều! Mình thấy thanh tịnh hơn khi bàn thờ được sạch sẽ, trang nghiêm. Và hiện tại, từ thời điểm thực hành như vậy đến nay, cuộc sống mình không xảy ra cái biến cố gì mà công việc vẫn rất phát triển”.
Xem thêm : Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam 28/6
Anh Nguyễn Thế Huyên, hiện ở thôn Phú Quân, xã Định Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, công tác tại trường THCS Định Sơn – huyện Cẩm Giàng, bày tỏ quan điểm của mình về cách tỉa chân nhang: “Trước kia, khi nói đến bát hương, ban thờ, mình rất sợ, lo lắng, có bụi cũng không dám động vào.
Sau khi hiểu được bản chất của bát hương là để hướng tâm, kết nối tâm mình với ông bà, tổ tiên, thì mình không còn bị nặng nề bởi những quan điểm cũ nữa. Với mình, quan trọng hơn hết là tâm mình biết thành kính, tưởng nhớ và biết ơn ông bà, tổ tiên .
Mình đặt bát hương ra, lau dọn sạch sẽ rồi để lại chỗ cũ. Mọi thứ đều rất an ổn, không bị ảnh hưởng đến cuộc sống như lời mọi người truyền tai nhau”.
Chị Hà Thị Bích Ngà đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, số 43, Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội bộc bạch: “Mình bị ảnh hưởng với những quan niệm xưa của gia đình như xê dịch bát hương sẽ gặp những điều xui xẻo, tỉa chân nhang 1 năm 1 lần,… Nhưng khi thực hành theo cách tỉa chân nhang này, một thời gian sau thì mình không thấy có hiện tượng tâm linh gì.
Mình đã hướng dẫn cho người bạn của mình thực hiện và bạn mình có nói rằng bát hương thông thoáng, thanh tịnh hơn”.
Trên đây là một số trong rất nhiều gia chủ đã thực hành và hướng dẫn cho bạn bè, người thân cách tỉa chân nhang đơn giản mà không lo phạm vào tâm linh. Đó là cách tỉa chân nhang mà Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ theo quan niệm của đạo Phật.. Từ đó, những nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều gia chủ trước những ngày Tết cận kề đã được giải tỏa phần nào.
Mong rằng qua bài viết, quý gia chủ sẽ quyết định thực hành cách dọn dẹp, bao sái chân nhang sớm để có một chiếc bàn thờ trang nghiêm, sạch sẽ cho năm mới. Và chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất vấn đề, để bỏ qua được những lo lắng không đáng có, để cuộc sống có thêm niềm an lạc, hạnh phúc.
Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo trên trang truyền thông chùa Ba Vàng để có những thông tin cần thiết nhất trong dịp Tết này!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/01/2024 00:35
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024
Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn con số ĐẾN LỘC
Tử vi thứ Sáu ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Chó vui vẻ, Hổ may…
Tử vi tháng 12/2024 Mậu Tuất: Không đột phá, nhiều rắc rối mới