Categories: Tổng hợp

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì? Vai trò và ví dụ của tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Published by

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nguồn tiền của các ngân hàng. Đây là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính mà bạn cần nắm rõ. Vậy tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì? Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có vai trò như thế nào trong việc điều tiết nguồn tiền? Hãy cùng Yuanta Việt Nam tìm hiểu qua bài viết này.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì?

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Tiếng Anh là Reserve Requirement) là khoản tiền mặt dự trữ tối thiểu mà ngân hàng hay các tổ chức tài chính cần có. Khoản tiền này nhằm đảm bảo ngân hàng có khả năng thanh toán và giảm thiểu rủi ro ở mức tối đa trong thời gian hoạt động.

Tỷ lệ của khoản tiền này tùy vào quy định của ngân hàng Trung Ương. Tỷ lệ có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình kinh tế của quốc gia.

Ngân hàng Trung Ương hiện đã đưa ra quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 3% đối với tiền gửi nội tệ không kỳ hạn hoặc kỳ hạn dưới 12 tháng, và là 1% đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giúp các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng luôn đảm bảo một khoản tiền cố định để phòng trường hợp khẩn cấp ví dụ như khách hàng muốn rút một khoản tiền lớn hoặc ngân hàng muốn đầu tư vào một dự án tốn nhiều chi phí.

Vai trò của tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì?

Ngày nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của các ngân hàng hoặc quỹ tín dụng diễn ra bình thường. Bên cạnh đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn có vai trò sau:

Đảm bảo khả năng thanh toán

Khoản tiền mà các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng dự trữ lại sẽ đảm bảo khả năng thanh toán dù có bất cứ chuyện gì xảy ra. Tiền được để vào quỹ dự trữ thanh toán có thể giúp ngân hàng đáp ứng nhu cầu rút tiền bất cứ lúc nào của khách hàng và tránh tình trạng thiếu hụt tiền khi giao dịch.

Kiểm soát lạm phát

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể sử dụng như công cụ kiểm soát lạm phát bằng cách hạn chế số tiền cho vay đang có sẵn. Chính phủ thường tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc khi lạm phát có dấu hiệu tăng cao. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc giúp nguồn cung tiền tệ giảm khiến giá cả thị trường không tăng cao và ổn định nền kinh tế.

Bảo vệ quyền lợi khách hàng

Mỗi ngân hàng đều phải có khoản dự trữ bắt buộc nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng. Khi một người muốn ngay lập tức rút hết tiền tiết kiệm hoặc vay tiền, ngân hàng sẽ luôn đảm bảo có đủ nguồn tiền mặt để đáp ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng.

Đảm bảo sự hoạt động của ngân hàng

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ giúp ngân hàng đảm bảo sự hoạt động ổn định và có thể ứng phó với những tình huống bất ngờ. Điều này cực kỳ có lợi cho ngân hàng khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. Khoản tiền dự trữ sẽ giúp ngân hàng duy trì hoạt động bình thường và chi trả cho những khoản nợ nếu có.

Công thức tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì?

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc = Lượng tiền dự trữ bắt buộc / Tổng số tiền khách hàng gửi tiết kiệm

Trong đó, lượng tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đảm bảo có được. Tổng số tiền gửi tiết kiệm của khách hàng bao gồm tất cả các khoản tiền gửi không kỳ hạn hoặc kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng.

Ví dụ, nếu một ngân hàng giữ lại 10 triệu đồng làm tiền dự trữ bắt buộc và tổng số tiền gửi của khách hàng là 100 triệu đồng.

Áp dụng công thức trên ta sẽ có tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ bằng 10% (10 triệu đồng / 100 triệu đồng).

Các tổ chức không cần thực hiện dự trữ bắt buộc

Hầu hết các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng trên thế giới đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, có một số tổ chức không cần có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bao gồm:

Tổ chức chưa công khai hoạt động

Các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng thành lập nhưng chưa khai trương hoạt động sẽ không cần thực hiện khoản dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, các tổ chức cần thông báo cho Ngân hàng Trung Ương về thời gian chính thức hoạt động.

Tổ chức được kiểm soát đặc biệt

Những tổ chức tín dụng đặc biệt sẽ được Ngân hàng Trung Ương quyết định. Các tổ chức hoặc ngân hàng này sẽ không cần lập khoản tỷ lệ dự trữ bắt buộc trừ khi có quy định riêng của Nhà nước.

Tổ chức phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép

Tương tự như tổ chức chưa công khai hoạt động, những tổ chức bị phá sản hoặc bị Ngân hàng Trung ương tịch thu giấy phép hoạt động sẽ không cần tiền dự trữ bắt buộc. Trước khi bị thu hồi giấy phép hoạt động, tổ chức sẽ được thông báo trước 3 ngày.

Yuanta Việt Nam hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì và vai trò của dự trữ tiền bắt buộc trong tài chính. Nắm rõ khái niệm này sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi cá nhân và ngân hàng.

This post was last modified on 21/04/2024 14:21

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

4 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

4 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

5 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

6 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

20 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

20 giờ ago