Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Trong những năm gần đây, sự phát triển của y học đã mang lại nhiều bước tiến lớn trong điều trị bệnh và làm đẹp. Nổi bật trong số đó phải kể đến sự xuất hiện của công nghệ tế bào gốc – Lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, bác sĩ, dược sĩ,… Vậy thực chất tế bào gốc là gì, công nghệ tế bào gốc là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Bạn đang xem: Công Nghệ Tế Bào Gốc Và Ứng Dụng Trong Y Học Hiện Đại
Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt trong cơ thể với khả năng tăng sinh, biệt hóa đa dạng Tế bào gốc được ví như nguồn nguyên liệu “thô” của cơ thể con người. Sau khi được lấy ra từ cơ thể, tế bào gốc sau đó sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm để kích thích tăng sinh thành nhiều tế bào khác nhau, đảm nhiệm chức năng tại các vùng cơ quan như não, máu, tim, phổi, thận,… Nói nôm na, tế bào gốc giống như liều thuốc có thể chữa lành, thay thế các tế bào, nhóm mô, cơ quan đang bị hư hại hoặc có nguy cơ bị hư hại.
Công nghệ tế bào gốc là công nghệ nghiên cứu về những ứng dụng của loại tế bào đặc biệt này vào trong đời sống con người, giúp quá trình tìm kiếm nguồn tế bào gốc diễn ra nhanh hơn. Nhờ vậy, kế hoạch nuôi cấy, tăng sinh tế bào gốc được tổ chức ứng dụng một cách khoa học nhằm tìm ra nhiều biện pháp chữa bệnh mới đột phá.
Hiện nay, việc nghiên cứu công nghệ tế bào gốc cả ở trong nước và trên thế giới đang ngày càng được đẩy mạnh. Lĩnh vực mà các chuyên gia hướng đến không chỉ về mặt sức khỏe mà còn về mặt thẩm mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu khỏe trong – đẹp ngoài của con người.
Tế bào gốc được ứng dụng trong tìm hiểu cơ chế bệnh lý
Dựa trên những tế bào được tìm thấy trong cơ tim, xương, dây thần kinh,… bắt nguồn từ sự sản sinh của tế bào gốc trưởng thành, các bác sĩ có thể xác định được tình trạng bệnh cũng như những chuyển biến của bệnh. Từ những kết quả thu được, ở bước tiếp theo, bác sĩ có thể phát triển công nghệ tế bào gốc vào điều trị một số bệnh lý như: Bệnh về tim mạch, bệnh về não, bệnh về máu,…
Để thử nghiệm các thành phần của thuốc có thể gây ra phản ứng phụ hoặc gây kích ứng trên cơ thể người bệnh hay không, bác sĩ có thể thử nghiệm thuốc lên tế bào gốc của người bệnh. Việc làm này không chỉ giúp xác định mức độ hiệu quả của thuốc mà còn giúp bác sĩ tìm thấy những nguy cơ tổn tại trên bệnh nhân thông qua phản ứng của tế bào. Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ cảm thấy an tâm hơn khi có sự thay đổi thuốc uống trong quá trình điều trị, đặc biệt ở những bệnh lý liên quan đến thần kinh lại càng cần thiết.
Người bệnh tiểu đường ngày nay có thể kiểm soát tốt bệnh lý nhờ tế bào gốc Theo nhiều nghiên cứu tại Anh và Mỹ, tế bào gốc thu nhận từ máu có thể giúp người bệnh tiểu đường tuýp 1 khôi phục khả năng sản xuất insulin. Cụ thể trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tách chiết tế bào gốc để sản xuất ra C-peptide – Hợp chất tiền protein của insulin, có thể thay thế cho tế bào beta tụy đã bị phá hủy. Khi đó, lượng insulin trong máu của các bệnh nhân sẽ được phục hồi và cân bằng nồng độ glucose.
Bệnh tim gây ra nhiều tổn thương lên mô tim, trong khi đó bản thân tim lại khó sửa chữa tổn thương này. Vì vậy sử dụng tế bào gốc để khắc phục tình trạng tổn thương được xem là hy vọng mới có thể giúp tim người bệnh phục hồi chức năng vốn có. Theo Quỹ nghiên cứu tim mạch Pháp, vào ngày 21/10/2014, giáo sư Philippe Menasche và cộng sự thuộc bệnh viện châu u đã thực hiện thành công ca ghép tế bào tim từ tế bào gốc phôi người. Các nhà nghiên cứu cũng nhận định tế bào gốc có thể làm giảm các biến cố lớn về tim ở những người bị suy tim. Cụ thể, một nghiên cứu được thực hiện trên 537 người bị suy tim. Sau 30 tháng, những người được điều trị bằng tế bào gốc đã giảm 65% cơn đau tim, đồng thời giảm 80% số ca tử vong ở người bị suy tim độ 2.
Tế bào gốc giúp làm đầy vùng sụn khớp mất đi dưới tác động của quá trình lão hoá Theo bác sĩ Yoshihisa Aida (Nhật Bản), liệu pháp tế bào gốc điều trị thoái hóa khớp gối đã được thực hiện thành công cách đây gần 10 năm tại Mỹ. Ở Nhật Bản, tỷ lệ thành công của phương pháp này đạt đến 83% chỉ sau lần tiêm tế bào gốc đầu tiên. Sau khi được tiêm vào vị trí khớp bị thoái hóa, tế bào gốc sẽ kích thích cơ chế giảm viêm, đồng thời sửa chữa tế bào và cải thiện tình trạng lưu thông máu. Lớp sụn bị thoái hóa và mất đi từ đó dần được thay thế bởi các tế bào sụn mới. Với liệu pháp điều trị này, người bệnh không cần trải qua phẫu thuật đau đớn hay sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau.
Đối với người mắc bệnh bạch cầu, khối u thường bắt đầu lây lan từ những tế bào gốc tạo máu. Khi đó, các tế bào ung thư lấn át dần tế bào khỏe mạnh, dẫn đến gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn, những tế bào xấu sau đó tràn khỏi tủy não, đi vào máu và vận chuyển khắp hệ thống miễn dịch. Đó cũng chính là lý do tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bệnh thường chỉ dưới 30%. Theo giáo sư Alana Biggers (Mỹ), tế bào gốc khi được đưa vào cơ thể có thể thay thế cho các tế bào máu bị hư hại nhờ cơ chế biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau. Ví dụ, tế bào gốc tủy xương dễ dàng biến chuyển thành tế bào hồng cầu đưa oxy đi khắp nơi.
Tế bào gốc được nghiên cứu thành công trong điều trị ung thư máu Bên cạnh đó, khi được cấy ghép tế bào gốc, cơ thể sẽ tạo ra nhiều tế bào máu mới. Kết hợp cùng hóa trị liều cao và xạ trị, phương pháp tế bào gốc có thể chữa được bệnh bạch cầu hoặc giúp người bệnh tăng chất lượng sống trong thời gian dài. Ngoài những ứng dụng trên, tế bào gốc còn cho thấy nhiều công dụng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan tới suy giảm trí nhớ như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer,…
Xem thêm : Cách tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2024
Có 2 cách để ứng dụng tế bào gốc trong trẻ hóa và làm đẹp: Truyền tế bào gốc qua đường tĩnh mạch để chống lão hóa và tiêm tế bào gốc trực tiếp lên da. Tế bào gốc với khả năng giải phóng ra rất nhiều cytokines và hormone tăng trưởng mang tác dụng phục hồi da bị lão hóa, tổn thương. Cụ thể, khi tia tử ngoại tác động quá nhiều làm đứt gãy collagen dưới da khiến da chảy xệ, tế bào gốc có thể biệt hóa, tăng sinh thêm collagen để da căng sáng và trẻ hóa lại. Trong trường hợp thực hiện lăn kim hoặc laser khiến làn da ít nhiều bị tổn thương, tế bào gốc được bổ sung kịp thời có thể di chuyển đến vùng đang gặp thương tổn để đẩy nhanh quá trình lành thương, ngăn hình thành sẹo rỗ. Phương pháp giúp bạn đảo ngược quá trình lão hóa thần kỳ vì tuổi da trẻ xa tuổi thật mà vẫn bảo tồn được cấu trúc làn da. Đặc biệt hơn cả, quá trình thực hiện không xâm lấn sâu nên không gây cảm giác lo lắng hay đau đớn.
Đầu tiên, khách hàng tư vấn cùng bác sĩ để chia sẻ tình trạng sức khoẻ
Ở lần gặp gỡ đầu tiên, người bệnh sẽ được thăm khám cùng bác sĩ để trao đổi về triệu chứng đang lo lắng cũng như trạng thái sức khỏe mong muốn đạt được sau khi điều trị. Các thắc mắc về liệu pháp tế bào khi đó cũng sẽ được giải đáp chi tiết để người bệnh một lần nữa xác nhận có thực hiện hay không.
Ở bước thứ hai, bác sĩ sẽ tiến hành thu nhận tế bào từ cơ thể người bệnh. Thông thường, vị trí lấy tế bào thường ở vùng bụng hoặc đùi vì nơi đây chứa nhiều mỡ và là vị trí thuận tiện để lấy tế bào. Sau đó người bệnh có thể ra về.
Tế bào gốc sau đó được tách chiết, nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Đến khi thu được số lượng tế bào như ý, chuyên viên sẽ bảo quản tế bào ở ngăn chuyên dụng có chứa ni tơ lỏng với nhiệt độ -196 độ C.
Đến lịch hẹn, người bệnh quay trở lại cơ sở y tế và thực hiện tiêm hoặc truyền tế bào gốc vào cơ thể. Kết thúc buổi điều trị, người bệnh nghỉ ngơi một lát có thể ra về ngay và sinh hoạt như bình thường.
Liệu pháp tế bào gốc đã cho thấy hiệu quả vượt trội trong điều trị bệnh lý, tăng cường sức khỏe, chống lão hóa toàn diện và làm đẹp. Thế nhưng tại nước ta, phương pháp này vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận với đa số người dân bởi những trở ngại về mặt chi phí, tính hợp pháp và khả năng được cấp phép điều trị. Với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt tiếp cận cùng công nghệ tế bào gốc, Mirai Care đã kết nối cùng các bệnh viện tại Nhật Bản để sẵn sàng tư vấn cho khách hàng có nhu cầu điều trị tế bào gốc tại quốc gia có nền y học tiên tiến. Các khách hàng khi đến với Mirai Care sẽ được đội ngũ chuyên viên tiếp nhận thông tin, tư vấn giải pháp và hỗ trợ thủ tục sang Nhật Bản với mức chi phí hợp lý nhất. Liên hệ tư vấn cùng Mirai Care:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 14/02/2024 17:39
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…