Cà gai leo là gì? Tác dụng của cà gai leo và cách dùng cà gai leo. Đây được xem là những câu hỏi xoay quanh về cà gai leo. Thế nên, để giải đáp những thắc mắc này thì hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu nhé.
Bạn đang xem: Cà gai leo là gì? Tác dụng của cà gai leo và cách dùng cà gai leo
Cà gai leo có tên gọi khác là cà gai dây, cà vạnh, cà lù hay cà bò và có tên khoa học là solanum procumbens. Cà gai leo thuộc họ Solanaceae và chúng được trồng nhiều ở các nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc. Còn ở Việt Nam thì được trồng ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc.
Ngoài ra, cà gai leo được biết là loại cây nhỡ leo, chia thành nhiều cành và có chiều dài khoảng 100cm. Còn hoa thì có màu trắng hoặc tím thường có 3 – 5 hoa chụm lại với nhau, đài có lông và xẻ thành 4 thùy hình tam giác nhỏ. Quả của cà gai leo thường mọng nước, hình cầu có đường kính từ 7 – 9mm, quả có hạt màu vàng nhạt, có kích thước khoảng 3cm.
Đối với phần lá của cà gai leo thì thuôn dài, màu xanh đậm, mọc so le, phần mặt dưới có phần lông mềm, màu trắng còn mặt trên thì có gai. Cà gai leo thường ra hoa vào tháng 4 đến tháng 9 và thường có quả từ tháng 9 đến tháng 12.
Cà gai leo được biết đến là cây thuốc nam được nhiều người tin dùng bởi có tính ấm, vị the và thường dùng để giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể.
Ngoài ra, dựa vào đặc điểm thì ta biết đến cà gai leo khô và cà gai leo tươi.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Mùi – Nguyên phó giám đốc bệnh viện quân y 103 cho biết cà gai leo có những công dụng sau:
Trong cà gai leo có chứa chất glycoalcaloid sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B. Đồng thời, cà gai leo còn hạn chế được các triệu chứng như chán ăn, vàng da, giảm mức độ xơ gan, hạn chế những biểu hiện của tổn thương gan trên tiêu bản vi thể.
Năm 1999, bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa làm việc tại Bệnh viện Quân y 103, đã thử nghiệm lâm sàng sản phẩm chứa cà gai leo lên bệnh nhân trong vòng 2 tháng, kết quả cho thấy bệnh nhân sau khi sử dụng sản phẩm chứa cà gai leo đã cải thiện đáng kể các triệu chứng như: Chán ăn, mệt mỏi, vàng da và men gan trở về bình thường.
Đặc biệt sau 3 tháng sử dụng, nồng độ vi rút trong máu giảm rõ rệt ở hầu hết các bệnh nhân, thậm chí đã ghi nhận trường hợp âm tính virus.
Dịch tiết có trong cà gai leo và glycoalcaloid có khả năng hạn chế viêm gan, những tổn thương gan. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trong việc ức chế các tế bào ung thư và có khả năng hạn chế được sự phát triển của một số virus ung thư.
Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu về Cà gai leo đã công bố cho biết dịch chiết toàn phần từ cây cà gai leo và dược chất glycoalcaloid có tác dụng chống oxy hóa tương ứng là 47,5% và 38,1% giúp ức chế được một số dòng tế bào ung thư do virut như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung…. giúp chống viêm làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, bảo vệ gan.
Xem thêm : Lịch sử, ý nghĩa ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7
Phần rễ cà gai leo chứa nhiều glyco ancaloit, solanin A, tinh bột có khả năng điều trị phong thấp, đau răng hay chân máu chân răng. Đồng thời cà gai leo có thể giúp chữa được bệnh vàng da, chướng bụng,…
Năm 1987-2000, hai công trình nghiên cứu khoa học của Viện dược liệu Trung ương là “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của cà gai leo”, đã công bố Cà gai leo là dược liệu tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt. Đặc biệt là dược chất glycoalcaloid trong cà gai leo có tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ và giảm mức độ xơ giai đoạn sớm.
Trong một luận án tiến sĩ y học của Nguyễn Phúc Thái do PGS.PTS. Nguyễn Khắc Hải và GS.TS Nguyễn Phúc Hưng vào năm 1998 cho thấy: “Dịch chiết từ cây Cà gai leo có tác dụng đáng kể trong việc bảo vệ gan dưới tác dụng độc của TNT, thể hiện rõ thông qua việc hạn chế hủy hoại tế bào gan; hạn chế việc tăng trọng lượng gan do nhiễm độc TNT và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan trên tiêu bản vi thể”.
Do đó, các hoạt chất trong dịch chiết cà gai leo có tác dụng giúp hạn chế hủy hoại tế bào gan và hạ men gan nhanh, bảo vệ gan rất tốt.
Bước 1 Rửa sạch 50gr cà gai leo đã được phơi khô.
Bước 2 Cho nước sôi vào ấm vừa đủ ngập phần cà gai leo, sau đó bạn rót bỏ hết phần nước đó.
Bước 3 Bạn tiếp tục dùng 200ml nước sôi hãm trà lần 2 trong vòng 10 phút.
Bước 4 Cuối cùng, bạn cho vào ấm 1 lít nước sôi nữa là có được 1 ấm trà cà gai leo thơm ngon.
Với công thức này bạn có thể dùng 1 lần/ ngày và sử dụng trong 1 tuần. Bạn có thể dùng trà khô được chế biến sẵn như trà túi lọc Kim Anh cà gai leo hộp 50g.
Khi sử dụng cà gai leo thì cần tham vấn ý kiến bác sĩ và nên lưu ý một số vấn đề sau:
Để có thể mua được cà gai leo đạt chuẩn thì bạn có thể mua tại các cửa hàng, cơ sở đông y hay các cửa hàng, doanh nghiệp dược phẩm có uy tín, thương hiệu và có kiểm định chất lượng. Và nếu bạn không có quá nhiều thời gian di chuyển thì bạn có thể mua qua các trang thương mại điện tử.
Xem thêm : Các công thức tính thể tích hóa học bạn cần nắm rõ
Và giá của cà gai leo tươi có giá từ 10.000 đến 15.000 đồng/kg, còn cà gai leo khô có giá từ 100.000 – 200.000 đồng/kg, rễ cà gai leo khô có giá từ 300.000 – 500.000 đồng/kg.
Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư: 1 thang thuốc gồm cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Khi uống sao vàng tất cả, rồi sắc uống hàng ngày, mổi ngày 1 thang.
Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: Sao vàng 1 thang thuốc gồm cà gai leo 10g, dây gấm 10g, thổ phục linh 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g, sắc uống ngày 1 thang. Dùng liên tục từ 10 – 30 thang.
Chữa chứng ho gà, suyễn: Sắc uống gồm cà gai leo 10g, thiên môn 10g, mạch môn 10g. Ngày 1 thang chia 3 lần.
Điều trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn: Liều dùng 16 – 20g rễ hoặc thân lá cà gai leo sắc uống hàng ngày.
Giải rượu: Sắc 100g cà gai leo khô với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc hãm 50g cà gai leo khô với nước sôi rồi cho người say rượu uống thay nước dùng đến khi tỉnh rượu.
Chữa ho do viêm họng: Cà gai leo 15g (Rễ hoặc thân, lá), lá chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5 – 7 ngày.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan…): 35g cà gai leo (Rễ hoặc thân lá), sắc với 1 lít nước thu được 300ml, chia uống 3 lần trong ngày (mổi lần 100ml).
Bách hóa XANH đã gửi đến bạn những thông tin về cà gai leo. Nếu như bạn quan tâm thì hãy cùng nhau tìm hiểu và nghiên cứu nhé.
Nguồn: Vinmec
Chọn mua trái cây tươi ngon tại Bách hóa XANH:
Chọn mua trà khô các loại bán tại Bách hóa XANH:
>> Trà phổ nhĩ là gì? Cách sử dụng trà phổ nhĩ và tác dụng của trà phổ nhĩ với sức khỏe
>> Trà táo đỏ có công dụng gì? Cách pha trà táo đỏ ngon và bổ dưỡng
>> Lợi ích tuyệt vời của hồng trà và lục trà với sức khoẻ
Bách hóa XANH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 08/03/2024 08:19
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024