Hạt kỷ tử là một loại quả tốt cho sức khỏe, có nhiều tác dụng tốt với cơ thể. Để biết ăn hạt kỷ tử có tốt không thì cần phải biết tác dụng của hạt kỷ tử.
2.1 Tác dụng hắc kỷ tử
Theo nghiên cứu thì trong quả hắc kỷ tử có chứa hàm lượng chất OPCs (Oligomeric Proanthocyanidins) rất cao ,đây là một loại bioflavonoids nồng độ cao nhất được phát hiện trong tự nhiên hiện nay. OPCs được tìm thấy trong một số loại quả, một số loại rau và vỏ cây có giá trị dinh dưỡng cho cơ thể người, khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 20 lần so với vitamin C và cao gấp 50 lần so với vitamin E.
Bạn đang xem: Ăn hạt kỷ tử có tốt không?
Xem thêm : Lịch phát sóng Sao nhập ngũ 2022 trên QPVN, SCTV6
Ngoài ra, trong thành phần của hắc kỷ tử chứa khoảng 40% protein trong đó có tới 18 axit amin khác nhau, nhiều loại chất khoáng khác như kẽm, sắt, phốt pho và vitamin B2, một số chất khác như beta caroten, lutein, lycopen…cũng được tìm thấy trong loại quả này. Với những thành phần như trên thì quả hắc kỷ tử có tác dụng:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch và hạn chế sự hình thành ung thư: Hàm lượng chất OPCs có trong hắc kỷ tử là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp làm giảm và sửa chữa các tế bào bị hư hại do hậu quả của quá trình viêm, sự oxy hóa do các gốc tự do gây ra. Chất này cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh. Ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư hoặc làm giảm khả năng phát triển khối ung thư, gia tăng tuổi thọ. Trong thành phần còn chứa lycopen là một chất được nghiên cứu làm giảm tỷ lên ung thư đường tiêu hóa, tuyến tiền liệt.
- Tốt cho mắt: Hàm lượng cao các loại carotenoid và OPCs có trong quả hắc kỷ tử có tác dụng rất tốt cho tế bào mắt, cải thiện thị giác, giảm tình trạng xuất huyết mao mạch. Chính vì vậy mà hắc kỷ tử rất tốt cho những người thường xuyên điều phải tiết mắt như lái xe ban đêm, dùng máy tính nhiều. Đặc biệt là chất lutein và zeaxanthin được chứng minh có nồng độ cao ở võng mạc và điểm vàng của mắt người, giúp gia tăng mật độ quang học của các sắc tố võng mạc trong mắt, từ đó bảo vệ chống lại sự phát triển của thoái hóa điểm vàng, đồng thời có vai trò như bộ lọc ánh sáng có bước sóng ngắn sẽ làm giảm các gốc tự do trong võng mạc mắt. OPCs đã được người Pháp sử dụng để chữa bệnh võng mạc tiểu đường.
- Hạn chế hình thành mảng xơ vữa: Tác dụng của OPCs là chống hình thành các mảng vữa xơ động mạch do quá trình oxy hóa cholesterol LDL từ đó giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ. Hắc kỷ tử có tác dụng tốt cho mạch máu, tăng cường quá trình lưu thông máu.
- Tác dụng làm đẹp da: Quả hắc kỷ tử được chứng minh là do thành phần OPCs giúp kiềm chế việc lưu hóa các gốc tự do từ đó giúp tái tạo tế bào và da, làm cho da mịn màng, mờ sẹo. Nước sắc hắc kỷ tử xoa lên mặt có thể giúp làm giảm thâm, sáng da và giảm sưng viêm do mụn.
- Tốt cho hệ thần kinh: Các thành phần chất chống oxy hóa trong quả kỷ tử đen có vai trò rất tốt lên hệ thần kinh, bảo vệ tế bào thần kinh, chống sự oxy hóa các dây thần kinh sọ não, bảo vệ tế bào não khỏi các yếu tố độc hại.
- Theo đông y thì hắc kỷ tử có vị ngọt, tính bình quy kinh can, thận có tác dụng bổ can thận, ích khí, bổ huyết, làm sáng mắt. Được sử dụng từ lâu đời trị chứng huyết hư, can thận bất túc gây đau nhức xương, mệt mỏi, di tinh, hoa mắt, chóng mặt, mắt mờ…
Cách dùng hắc kỷ tử:
Xem thêm : Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan
Hắc kỷ tử có thể dùng trực tiếp để hãm trà uống hoặc ngâm rượu để uống dần. Ngoài ra, còn có thể dùng để thêm vào các món ăn hàng ngày như hầm, súp, canh…Chú ý không để quả quá lâu, vì làm giảm tác dụng
Liều dùng: Mỗi ngày từ 08 đến 20g.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/01/2024 23:29