Rau má có tên khoa học là Centella asiatica, là một loại cây lâu năm thuộc họ rau mùi tây. Rau má có nguồn gốc từ miền nam Châu Á nhưng hiện nay phát triển mạnh ở những nơi khác như Mexico, Nam Mỹ, Nam Phi. [1]
Rau má có thành phần hóa học chính là saponin gồm các hoạt chất như asiaticoside, madecassoside và madasiatic acid đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người như chữa lành vết thương, giảm lo lắng và căng thẳng, giảm đau xương khớp,… [2]
Bạn đang xem: 12 tác dụng của rau má với sức khỏe bạn nên biết
Rau má là một loại cây thuộc họ rau mùi tây
Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy rau má có tác dụng tăng cường tỉnh táo và giảm bớt sự tức giận. [2]
Một nghiên cứu khác năm 2016 đã chỉ ra rằng sử dụng rau má ở những người bị suy giảm nhận thức sau đột quỵ ít có tác dụng hơn so với acid folic (vitamin B9). Tuy nhiên, trí nhớ dài hạn của những người tham gia thì có xu hướng cải thiện khi dùng chiết xuất từ rau má. [2]
Rau má có tác dụng tăng cường tỉnh táo và giảm bớt sự tức giận
Rau má có khả năng tăng cường trí nhớ và chức năng thần kinh, góp phần điều trị hiệu quả bệnh Alzheimer.
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy khi cho chuột mắc bệnh Alzheimer sử dụng chiết xuất từ rau má, những hành vi bất thường của chúng đã có sự thay đổi tích cực. [3]
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật đã chỉ ra rằng rau má có tác dụng bảo vệ tế bào não khỏi độc tính, tránh hình thành mảng bám liên quan đến bệnh Alzheimer. [3]
Tuy nhiên để sử dụng rau má trong điều trị bệnh Alzheimer an toàn và hiệu quả cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu.
Rau má có khả năng tăng cường trí nhớ góp phần hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer
Nghiên cứu năm 2016 đã chỉ ra rằng rau má làm giảm hành vi gây lo lắng ở những con chuột bị thiếu ngủ trong 72 giờ. [4]
Một nghiên cứu khác được thực hiện trên 40 người cho thấy rau má có khả năng cải thiện phản ứng giật mình – một phản ứng liên quan đến sự lo lắng. [2]
Mặc dù những nghiên cứu trên còn sơ bộ và cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khác nhưng nó đã cho thấy tác dụng tiềm năng của rau máu trong việc giảm lo lắng và căng thẳng.
Rau má có tác dụng làm giảm lo lắng và căng thẳng
Rau má có tác dụng tích cực đối với não bộ và có thể trong tương lai nó sẽ trở thành một loại thuốc chống trầm cảm tiềm năng.
Một nghiên cứu thực hiện trên 33 người mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát đã chỉ ra rằng rau má có tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm khi cho họ sử dụng rau má thay thuốc chống trầm cảm trong 60 ngày. [3]
Nghiên cứu trên chuột bị trầm cảm mãn tính cho thấy khi cho chúng sử dụng rau má đã có những sự thay đổi tích cực về yếu tố gây trầm cảm như trọng lượng cơ thể, nhiệt độ và nhịp tim. [3]
Rau má có tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm
Hiện nay, rau má được sử dụng như một chất bổ huyết với công dụng làm săn chắc tĩnh mạch, hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính (CVI) như: sưng tấy máu ở chân, loét,…
Một vài báo cáo đã chỉ ra rằng rau má có tác dụng giảm nhẹ tình trạng sưng tấy so với giả dược nhưng những vết loét dường như không có cải thiện. [1]
Rau má giúp làm săn chắc tĩnh mạch, cải thiện tuần hoàn
Một nghiên cứu cũ đã chỉ ra rằng rau má có thể giúp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ nhưng để đảm bảo tính chính xác và khoa học cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khác nữa.
Một số người sử dụng rau má như một loại thảo dược thay thế an toàn cho các loại thuốc tây y để điều trị chứng mất ngủ và các chứng rối loạn giấc ngủ khác. [3]
Rau má có thể giúp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ
Hoạt chất terpenoid trong rau má có tác dụng tăng cường sản xuất collagen giúp chữa lành mọi vết rạn cũ và ngăn ngừa các vết rạn da mới hình thành. [3]
Hoạt chất terpenoid trong rau má có tác dụng ngăn ngừa các vết rạn da
Một nghiên cứu năm 2014 thực hiện trên những con chuột bị viêm khớp do collagen đã chỉ ra rằng rau má làm giảm viêm khớp, xói mòn sụn và xói mòn xương. [3]
Ngoài ra, rau má có tác dụng chống viêm đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh viêm khớp, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ tác dụng chống oxy hóa.
Rau má làm giảm viêm khớp, xói mòn sụn và xói mòn xương
Một nghiên cứu thực hiện trên động vật năm 2017 cho kết quả rau má có thể ngăn chặn tác dụng phụ của thuốc kháng sinh Isoniazid được sử dụng trong điều trị và ngăn ngừa bệnh lao. [3]
Ngoài ra, độc tính của thuốc kháng sinh cũng giảm đáng kể khi cho chuột uống 100g rau má trong 30 ngày trước khi sử dụng thuốc. [3]
Một thí nghiệm cũng cho thấy những con chuột bị nhiễm độc ở gan và thận đã cải thiện rõ rệt sau khi được cho ăn rau má.
Rau má có thể ngăn chặn tác dụng phụ của thuốc kháng sinh Isoniazid
Xem thêm : 14 Vitamin Tổng Hợp Cho Nữ Được Bán Chạy Nhất Hiện Nay
Một thử nghiệm lâm sàng nhỏ được thực hiện nhằm mục đích so sánh hiệu quả chữa bỏng giữa rau má và sulfadiazin bạc đã chỉ ra rằng rau má ở dạng thuốc mỡ (Centiderm) có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành vết bỏng cách đây 48 giờ hoặc ít hơn và vết bỏng phải nhỏ hơn 10% tổng diện tích bề mặt cơ thể và ở các chi (cánh tay hoặc chân). [1]
Các hợp chất madecassoside, acid madecassic, asiaticoside và acid asiatic trong rau má có khả năng kích thích sản xuất collagen và lớp tế bào fibronectin giúp vết thương mau lành.
Nghiên cứu năm 2016 cho thấy rau má chứa các hoạt chất chống oxy hóa, chống viêm và carbohydrat tự nhiên có thể cải thiện quá trình hydrat hóa, ngăn ngừa lão hóa. Do vậy, rau má thường được đưa vào một số kem dưỡng ẩm nhằm cung cấp độ ẩm cho những làn da khô và nhạy cảm. [5]
Hoạt chất trong rau má có khả năng kích thích sản xuất collagen giúp vết thương mau lành
Rau má chứa thành phần hóa học như saponin có thể giúp giảm sưng, lưu thông khí huyết, đặc biệt tốt với những người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. [6]
Một nghiên cứu năm 2001 thực hiện trên những người có tình trạng sức khỏe liên quan đến tĩnh mạch như tăng huyết áp tĩnh mạch, sưng mắt cá chân đã có kết quả tích cực khi cho những đối tượng này dùng 60mg rau má mỗi ngày trong vòng 8 tuần. [2]
Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng ghi nhận rau má có thể cải thiện chức năng của tĩnh mạch, từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh vi mạch do tiểu đường.
Sử dụng rau má với liều 180mg/ ngày có thể giảm các triệu chứng liên quan đến cao huyết áp.
Saponin trong rau má giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch
Rau má chứa hoạt chất asiaticoside có khả năng làm tan lớp màng sáp bên ngoài vi khuẩn lao, phong khiến chúng không thể hoạt động, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại nhóm vi khuẩn này. [7]
Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra thành phần hóa học trong rau má có thể giúp ổn định DNA, ngăn chặn tế bào biến tính thành ung thư.
Thành phần hóa học trong rau má giúp hỗ trợ điều trị bệnh phong và ung thư
Rau má có thể được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như dùng tươi, khô hoặc dạng bột. Liều dùng rau má có sự khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá nhân, độ tuổi.
Theo khuyến cáo, liều lượng rau má tốt nhất nên sử dụng mỗi ngày là khoảng 40g. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh suy tĩnh mạch (tuần hoàn máu ở chân) chỉ nên dùng 60-180 mg/ ngày. [7]
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng rau má
Một số lưu ý để sử dụng rau má an toàn và hiệu quả
Mặc dù rau má mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người nhưng để sử dụng rau má an toàn và hiệu quả bạn nên lưu ý một số điều sau:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/05/2024 11:39
Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu
SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…