Categories: Tổng hợp

Lá hẹ có tác dụng gì? Uống nước lá hẹ có tốt không?

Published by
Video uống nước la hẹ tươi có tác dụng gì

Cây rau hẹ là loại cây rất phổ biến ở Việt Nam chúng ta, nó còn có một tên gọi khác như cây cửu thái hoặc là khởi dương thảo,… Cây hẹ là loại cây rau gia vị, thường được mọi người chế biến trong các món ăn. Ngoài ra cây hẹ được sử dụng để làm một loại thuốc đông y hỗ trợ điều trị nhiều các bệnh khác.

Vậy cây hẹ có tác dụng gì? Uống nước lá hẹ có tốt không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác dụng của lá hẹ và sử dụng nước lá hẹ để chữa bệnh gì. Hãy cùng Hifuji tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!.

Hẹ là loại cây phổ biến ở Việt Nam
  • Hình dáng đặc điểm của cây hẹ

Cây hẹ thuộc loại cây thân thảo sống nhiều năm, thân nó mọc đứng, cây cao khoảng 20cm. rau hẹ có mùi rất thơm rất đặc trưng và nó rất giàu đặc tính.

Lá hẹ mọc sát gốc, lá dài nhưng hẹp, có các rãnh, chiều dài của là khoảng 15cm, rộng 1,5mm. Hoa hẹ có màu trắng mọc thành từng chùm. Một chùm từ 20-30 hoa. Quả giống hình trái xoan ngược chia thành 3 mảnh. Khi ăn lá hẹ, nó có vị chua, cay, đắng, kèm theo tính trầm của nên nó có tác dụng rất tốt.

Lá hẹ thường được mọi người sử dụng chế biến trong thức ăn để tăng thêm hương vị của món ăn. Ngoài những tác dụng giúp tăng hương vị cho thức ăn nó còn là loại cây giàu giá trị dinh dưỡng và có công dụng rất tốt cho cơ thể. Cây hẹ này rất dễ trồng nó không có đòi hỏi nhiều về điều kiện sống, nên nó được trồng rất nhiều trên và khá phổ biến ở khắp Đông Á.

Theo Đông y Việt Nam hẹ theo là loại tính ấm nên nó có tác dụng rất tốt trong việc thải độc tố và hành khí. Lá hẹ khá lành tính, nên nó đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần trong hẹ tươi rất tốt và nó có thể tốt hơn các loại kháng sinh thường hay dùng. Do nên, chúng ta có thể khẳng định rằng hoạt chất có trong hẹ tươi có thể đủ mạnh để chống lại các loại vi khuẩn thông hay các loại vi khuẩn gây bệnh. Từ đó sử dụng lá hẹ sẽ giúp chúng ta có lợi và cải thiện cho sức khỏe rất tốt.

Hình dạng đặc điểm cây hẹ
  • Lá hẹ có tác dụng gì? Uống nước lá hẹ có tốt không?

Lá hẹ là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người nó mang trong mình rất nhiều chất dinh dưỡng như các loại vitamin A, E, K, canxi, kali… Dưới đây là những tác dụng của việc uống nước lá hẹ được kể đến như:

  • Giúp huyết áp ổn định

Đối với những người mắc phải căn bệnh huyết áp cao thì việc sử dụng hẹ rất tốt nó sẽ giúp tạo ra chất cholesterol và giảm thiệu đi lượng đường có trong máu xuống mức ổn định nhất. Vì vây, sử dụng lá hẹ cũng là một phương pháp rất an toàn và giúp hỗ trợ ngăn chặn huyết áp cao, và đột quỵ.

  • Giúp kháng khuẩn rất tốt

Trong các thành phần từ hẹ, thì nó có các chất giúp cơ thể chúng ta kháng các virus , kháng nấm và kháng khuẩn rất tốt. Do đó, hẹ giúp ngăn chặn các mầm mống bệnh và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã cho biết, chiết xuất từ cây hẹ có rất nhiều các hoạt tính giúp kháng khuẩn rất hiệu quả đặc biệt là ngăn chặn các mầm mống bệnh lây truyền qua từ đường ăn uống hằng ngày của chúng ta.

Hẹ có công dụng kháng khuẩn tốt cho cơ thể
  • Chống các bệnh ung thư

Hẹ là một nguồn cung cấp rất dồi dào các chất Flavonoid và chất chống oxy hóa có công dụng rất hiệu quả trong điều trị các bệnh ung thư từ miệng và phổi. Ngoài ra, nó còn rất giàu chất allicin, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư vú ở phái nữ. Ngoài những tác dụng ấy ra hẹ còn có tác dụng ngăn chặn và chống lại ung thư đại tràng nhờ có hàm lượng chất xơ dồi dào từ trong cây hẹ.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hẹ còn giúp cơ thể con người ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt, vì hẹ giúp kích thích quá trình tổng hợp glutathione giúp chất này phát hiện ra các thành phần gây ra các bệnh ung thư trong cơ thể chúng ta.

Nếu chúng ta sử dụng nó thường xuyên có thể thay đổi tích cực đối với cơ thể rất nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu trong khi bạn sử dụng nó mà mắc phải các triệu chứng như: Buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi, đau đầu,.. hãy dừng sử dụng nó và hay đến bệnh viện ngày và nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

  • Hỗ trợ về xương

Chất vitamin K có trong thành phần lá hẹ có lợi ích rất nhiều, nó giúp xương chắc khỏe và hoạt động của các khớp trơn tru hơn. Nếu chúng ta sử dụng lá hẹ trong thời gian sẽ giúp xương khớp cải thiện được một phần và ngăn chặn các bệnh liên quan đến xương khớp mãn tính.

  • Hỗ trợ về tiểu đường

Trong thành phần của lá hẹ rất giàu chất flavonoid, giúp cơ thể của chúng ta chống lại các tác dụng phụ của bệnh đường huyết, và giữ được lượng đường trong cơ thể của chúng ta ổn định. Ngoài ra, hẹ còn có chất carbohydrate nên được các bác sĩ khuyên dùng cho các bệnh nhân mắc phải bệnh đái tháo đường.

Theo các phương pháp từ Đông y, chúng ta nếu sử dụng nước hẹ mỗi ngày có thể điều trị rất tốt về bệnh đái tháo đường. Thậm chí nó còn có thể điều trị các triệu chứng thường hay gặp như: đi tiểu tiện nhiều lần trong ngày, sắc thái kém,…

  • Chống lại tình trạng đông máu

Chất Vitamin C rất giàu trong lá hẹ, nó có tính chất tăng sự đàn hồi của các mao mạch và đẩy lùi quá trình hấp thu sắt trong cơ thể. Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng hẹ mỗi ngày để có thể chống lại quá trình đông máu một cách hiệu quả nhất.

  • Hỗ trợ tim mạch được cải thiện

Chất allicin chiết xuất từ hẹ giúp giảm chất cholesterol nguy hiểm và hỗ trợ các thành mạch được cải thiện. Đặc biệt, hẹ chứa các hợp chất quercetin giúp chất này tham gia trực tiếp vào quá trình ngăn chặn và phòng đột quỵ ở con người.

  • Hỗ trợ khỏe mắt

Hẹ chứa các chất lutein và zeaxanthin, các chất này tích tụ ở trong giác mạc của mắt nên nó bổ trợ giảm đi sự thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Vì vậy, chúng ta nên ăn hẹ để giúp thị lực của chúng ta cải thiện hơn.

  • Hỗ trợ vấn đề về da

Nếu bạn đang gặp tình trạng vấn đề liên quan đến da của mình thì việc sử dụng lá hẹ là một lựa chọn đúng đắn mà bạn có thể thử. Bởi vì, trong thành phần của lá hẹ có chất kháng khuẩn rất cao do đó nếu bạn sử dụng lá hẹ thường xuyên sẽ giúp làn da của bạn cải thiện hiệu quả hơn.

  • Giúp giấc ngủ ngon và tâm trạng tốt hơn

Hẹ giúp cơ thể cải thiện giấc ngủ nhờ thành phần chất choline chất này giúp kích thích ngủ ngon. Do vậy, theo dân gian hẹ cũng là một phương pháp chữa trị tốt và dùng để hỗ trợ cải thiện bệnh mất ngủ.

Ngoài ra, hẹ rất giàu axit folic, chất này có tác dụng kích thích sản sinh ra serotonin. Loại hormone này giúp chúng ta tăng cường trí nhớ mà còn cải thiện tâm trạng rất hiệu quả.

Hẹ giúp cải thiện giấc ngủ của người dùng
  • Hỗ trợ những người mang thai

Trong thành phần của hẹ rất giàu chất folate đây là loại vitamin rất quan trọng giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh của não bộ và tủy sống trong thai nhi. Chất này hỗ trợ tổng hợp các ADN. Vì vậy hẹ là nguồn thực phẩm rất dồi dào dinh dưỡng và mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe thai nhi. Ngoài ra hẹ còn là thực phẩm cung cấp một lượng vitamin C rất dồi dào để hỗ trợ cải thiện miễn dịch trong thai nhi.

  • Hỗ trợ người bị sỏi thận

Hẹ trong y học còn dùng làm điều trị các bệnh sỏi thận. Các nhà nghiên cứu đã cho biết rằng trong thành phần của hẹ có các chất làm hòa tan các tinh thể sỏi thận. Ngoài ra, hẹ còn có các hợp chất etyl axetat có tác dụng chống viêm, hỗ trợ điều trị về sỏi canxi.

  • Cách uống nước hẹ để phòng chống các bệnh lý trong cơ thể

Uống nước lá hẹ tươi giúp cơ thể ngăn chặn và phòng ngừa các bệnh tật ở trẻ nhỏ và người lớn. Có thể kể đến như các bệnh sau:

  • Chữa đau họng:

Chúng ta sử dụng khoảng 20 lá hẹ tươi xay nhỏ lấy nước cốt sử dụng 3 lần dùng cho đến khi cảm thấy đau họng được thuyên giảm.

Uống nước cốt từ lá hẹ giúp giảm đau họng
  • Chữa bệnh khò khè ở trẻ em:

Dùng lá hẹ 25g hẹ tươi với đường phèn hoặc mật ong cách thủy hoặc đưa và nồi cơm hấp chín. Sau đó lấy nước cốt cho trẻ uống 2 – 2 lần trong ngày. Dùng liên tục trong 5 ngày.

  • Chữa bệnh hen:

Sắc tầm một nắm hẹ tươi uống thường xuyên tình trạng hen suyễn bạn mắc phải sẽ giảm dần.

  • Chữa hắt hơi, nấc cụt:

Uống nước cốt hẹ sẽ giúp bạn chống lại hay hắt hơi và giảm tình trạng nấc cụt.

  • Chữa các bệnh về dạ dày:

Lấy hejk tươi và gừng giã nát lọc lấy nước sau đó đun sôi với sữa bò. Đợi nước nguội bớt và có thể sử dụng.

  • Chữa đau răng:

Lấy cả gốc lẫn lá dã nhuyễn sau đó lấy bã đặt vào vị trí đau răng. đặt liên tục cho đến khi thấy hết đau.

  • Hỗ trợ bổ mắt:

Dùng rau hẹ kết hợp với gan dê và sau đó ướp 2 thực phẩm này gia vị vừa ăn và xào chín ăn với cơm. Lưu ý cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.

Rau hẹ xào chung với gan dê hỗ trợ bổ mắt
  • Chữa táo bón, nhuận tràng:

Dùng hạt hẹ rang vàng và xay nhuyễn, mỗi lần uống dùng 5g. Hòa với nước sôi trong một ngày uống 3 lần, dùng liên tục trong 10 ngày.

  • Chữa đái dầm ở trẻ em:

Dùng rễ hẹ xay nhuyễn lấy nước cốt cho vào cháo, thêm ít đường, nên ăn lúc đang nóng, và sử dụng liên tục trong 10 ngày.

  • Chữa các bệnh đau lưng:

Dùng hạt hẹ, gạo, nấu cháo một ngày ăn 2 lần, nên sử dụng khi còn nóng, và 10 ngày 1 liệu trình

  • Những lưu ý khi ăn hẹ

Hẹ cũng giống như hành lá và hành tây. Vì vậy nên sử dụng một lượng trong ngày, và không nên ăn quá nhiều sẽ gây nên tình trạng bị đầy bụng và khuyến khích ứng dạ dày. Nhìn chung thì hẹ cũng có thể ăn kết hợp với món ăn hàng ngày và sử dụng hợp lý sẽ không gây ra vấn đề gì.

Khi bạn uống nước hẹ lần đầu thì bạn nên sử dụng với một lượng nhỏ để bạn thân có thể cảm nhận và thích nghi tốt với nước ép này trước khi bạn dùng phương pháp này lâu dài.

Ngoài ra, bạn nên tránh sử dụng nó chung với các loại thịt trâu, bò để tránh gây ra tác động không tốt đối với sức khỏe của bạn. Do vậy, để tránh ngộ độc thì khi chế biến thức ăn từ lá hẹ nên dùng hết trong ngày, không nên ăn lại chúng khi đã bỏ qua đêm.

Qua bài viết trên, là các thông tin mà Hifuji cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của hẹ và cũng như cách để uống hẹ tốt cho sức khỏe như thế nào. Nếu bạn còn có những thắc mắc hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp sớm.

This post was last modified on 08/01/2024 04:51

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

11 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

11 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

15 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

20 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

20 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

21 giờ ago