Categories: Tổng hợp

Ngộ độc rượu chuối hột: Cảnh báo nguy hiểm khi lạm dụng

Published by
Video uống rượu chuối hột có hại gì không

Như các bạn đã biết, cái gì cũng có mặt lợi và mặt hại nếu chúng ta không biết áp dụng đúng cách. Rượu chuối hột tuy tốt nhưng nếu lạm dụng, vẫn sẽ gây ngộ độc rượu chuối hột. Dưới đây là các nguyên nhân và những lưu ý khi sử dụng rượu chuối hột.

1. Những nguyên nhân gây ngộ độc rượu chuối hột

Thứ nhất: Uống rượu chuối hột quá nhiều

Bất kỳ một thực phẩm hay một loại đồ uống nào đó, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây dư thừa trong cơ thể, và như thế sẽ không bao giờ là tốt cho sức khỏe.

Với rượu chuối hột cũng thế, tuy là loại rượu có thể chữa trị được một số bệnh. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta nên uống quá nhiều để gây tác hại ngộ độc rượu chuối hột.

Mỗi bữa ăn bạn chỉ nên uống khoảng 10 – 20 ml. Nếu uống quá nhiều có thể gây một số bệnh về xương, khớp, cơ quan nội tạng. Những triệu chứng ban đầu thể hiện ở sự mệt mỏi, đau nhức.

Thứ hai: Dùng nguyên liệu không sạch

Đây là nguyên nhân chính gây ra các vụ ngộ độc rượu chuối hột hiện nay. Thường thì nhiều người rất chủ quan trong vấn đề dùng nguyên liệu chuối hột ngâm rượu mà không biết chú ý đến độ sạch của nguyên liệu.

Như các bạn đã biết rượu ngâm chuối hột lấy nguyên liệu là chuối hột khô từ việc sấy khô hay phơi nắng chuối hột tươi. Tuy nhiên trong quá trình phơi nắng bạn không chú ý đến côn trùng như ruồi nhặng, kiến bò, đậu và chuối hột.

Nếu rượu ngâm chuối hột không sạch khi uống bạn sẽ dễ bị đau bụng. Bên cạnh đó rượu dùng để ngâm cũng phải đảm bảo yếu tố an toàn. Tránh trường hợp mua rượu kém chất lượng gây tác dụng phụ.

Thứ ba: Uống rượu chuối hột không đúng cách

Thực ra nhiều người cứ nghĩ mình đang bị bệnh mà chuối hột có thể điều trị được và cứ thế uống hàng ngày, hàng tháng. Đây được coi là uống rượu chuối hột không đúng cách gây ra hiện tượng ngộ độc rượu chuối hột.

Đến nay mặc dù chưa có bằng chứng nào chứng minh rằng uống rượu chuối hột lâu có thể gây hại cho sức khỏe. Nhưng nếu bạn uống rượu sau 3 tuần mà không thấy có tác dụng gì thì nên dừng uống và đi khám cụ thể để nắm bắt rõ tình hình bệnh. Tránh trường hợp cứ lạm dụng rượu chuối hột quá nên gây ra những biến chứng không ngờ được như ngộ độc rượu chuối hột.

2. Lưu ý trong việc sử dụng rượu chuối hột

Không phủ nhận rằng rượu chuối hột có tác dụng thần kỳ trong việc điều trị bệnh sỏi thận, táo bón.. Nhưng sau nhiều vụ ngộ độc rượu chuối hột, nhiều người cũng từ chối sử dụng rượu chuối hột. Nhưng nếu lựa chọn nguyên liệu và chế biến đúng cách, rượu chuối hột sẽ là phương thuốc quý và an toàn đối với sức khỏe con người. Bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Rượu chuối hột được xếp vào loại rượu thuốc, do vậy không nên lạm dụng uống quá liều lượng mà chỉ nên dùng từ 10 – 20ml trong bữa ăn.
  • Chỉ sử dụng khi bị một số bệnh như đau lưng, sỏi thận, sạn bàng quang.
  • Để tránh ngộ độc rượu chuối hột không nên sử dụng rượu chuối hột đến mức say sưa quá chén giống như rượu thường.
  • Người bị đau dạ dày, trĩ, táo bón, phụ nữ có thai và sau khi sinh không nên dùng.

3. Cách ngâm tánh ngộ độc rượu chuối hột

Rượu chuối hột chế biến không mất nhiều công sức. Yếu tố quan trọng quyết định giá trị của rượu ngâm chuối hột là nguyên vật liệu bạn dùng.

Nguyên liệu

– Chuối hột: Bạn nên dùng chuối hột rừng chín. Nên dùng loại chuối hột rừng chín để ngâm rượu.

– Rượu nếp sạch: chuẩn bị tầm 2 lít, chứ không dùng vodka mà chỉ sử dụng rượu nếp. Rượu nếp phải là loại rượu nếp sạch đã tinh lọc độc tố (như andehit, methanol, furfural…) nếu không sẽ gây ngộ độc rượu chuối hột.

Nên sử dụng bình thủy tinh hoặc bình gốm sứ để đảm bảo không ảnh hưởng tới chất lượng rượu

Khi ngâm rượu, dân gian ta thường áp dụng theo nhiều tỉ lệ khác nhau, Theo công thức truyền thống ông cha ta để lại thì khi bạn cho vào chum sành, cứ 1 phần chuối khô thì trút khoảng 4 phần rượu.

Độ đậm nhạt của rượu được điều chỉnh bằng cách cho tăng giảm lượng chuối hột khô.

– Chum sành.

Cách chế biến

Bước 1: Tách chuối thành từng quả, rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2: Thái lát mỏng khoảng 1cm, xếp chuối lên nong, nia hoặc mâm, đậy vải mỏng che.

Bước 3: Phơi chuối 5-7 nắng.

Bước 4: Rửa sạch chuối khô, đem xao để chuối ráo nước.

Bước 5: Chuối nguội thì thả vào chum sành, rót rượu vào chum và đậy kín lại.

Bạn đặt chum sành ở nơi thoáng mát, nhiệt độ khoảng 20-25 độ. Sau khoảng 3-4 tháng, bạn có thể sử dụng rượu được. Rượu khi hạ thổ sẽ đậm vị hơn và cho tác dụng tốt hơn.

Thanh Hoa

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

8 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

8 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

18 giờ ago