Categories: Tổng hợp

Dùng thuốc kích trứng bao lâu thì có thai? Có nên kích trứng 2 chu kì liên tiếp không?

Published by

Một số thuốc kích trứng đã cho thấy hiệu quả tốt trong việc kích thích rụng trứng và điều trị vô sinh. Tuy nhiên, mức độ an toàn của chúng vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về thuốc kích trứng.

1 Ai cần sử dụng thuốc kích trứng

Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều (ít rụng trứng) hoặc không có kinh nguyệt (vô kinh hoặc không rụng trứng) có khả năng bị rối loạn phóng noãn. Ở những phụ nữ này, các loại thuốc kích trứng có thể được sử dụng để điều hòa quá trình rụng trứng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng và nguyên nhân gây rối loạn phóng noãn mà có các sự lựa chọn thuốc phù hợp.

Ngoài ra, một số loại thuốc kích trứng cũng được sử dụng ở những bệnh nhân không bị rối loạn chức năng rụng trứng, chẳng hạn khi thụ tinh nhân tạo.

2 Thuốc tiêm kích trứng

Các loại thuốc tiêm kích trứng thường có chứa hormone giúp điều hòa hoạt động của buồng trứng và quá trình rụng trứng ở người phụ nữ.

2.1 Human menopausal gonadotropin – hMG

  • Thành phần: Chứa FSH (Follicle Stimulating Hormone) hoặc kết hợp với hormone LH (Luteinizing Hormone). Gonadotropin có thể chứa 75IU FSH và 75IU LH hoặc 150UI FSH và 150UI LH tùy vào từng biệt dược khác nhau.
  • Cơ chế tác dụng: Thuốc cung cấp lượng LH và FSH ngoại sinh. FSH tác động trực tiếp lên buồng trứng để kích thích các nang noãn phát triển, còn LH sẽ kích thích tế bào vỏ tiết Androgen, là tiền chất cho quá trình tổng hợp Estrogen. Vì thế, hMG được sử dụng để làm cho nhiều nang trứng phát triển đồng thời trong các phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Điều quan trọng cần lưu ý là việc sử dụng Gonadotropin không “sử dụng hết” nhiều trứng hơn so với chu kỳ kinh nguyệt không dùng thuốc. Liệu pháp Gonadotropin có thể giải cứu những quả trứng có thể sẽ chết đi cho phép những quả trứng đó cũng trưởng thành và sẵn sàng để lấy hoặc thụ thai.[1]
  • Chỉ định: Có thể được chỉ định cho những phụ nữ không rụng trứng đã sử dụng Clomiphene Citrate (CC) mà không có hiệu quả. Ngoài ra, Gonadotropin cũng có thể được sử dụng cho những phụ nữ có tuyến yên không sản xuất đủ FSH và LH
  • Dạng bào chế: Bột pha tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Do Gonadotropin có bản chất là peptid nên bị phá hủy ở đường tiêu hóa.
  • Liều dùng: Việc điều trị bằng gonadotropin thường bắt đầu vào ngày thứ hai hoặc thứ ba của chu kỳ kinh nguyệt và liều khởi đầu thông thường là 75 đến 150 IU được tiêm hàng ngày. Thông thường, kích thích từ 7 đến 12 ngày là đủ nhưng thời gian này có thể kéo dài hơn nếu buồng trứng phản ứng chậm.
  • Thận trọng: Nếu nồng độ Estradiol trong máu không tăng và siêu âm cho thấy buồng trứng không đáp ứng với Gonadotropin, thì có thể tăng liều hoặc đổi thuốc. Mục tiêu là đạt được một hoặc nhiều nang trưởng thành và mức estradiol thích hợp để hCG có thể kích hoạt quá trình rụng trứng. Nếu có quá nhiều nang trứng phát triển hoặc nếu mức estradiol quá cao, bác sĩ có thể quyết định ngừng tiêm hCG (một loại thuốc tiêm khác được sử dụng để kích hoạt quá trình giải phóng trứng khi chúng trưởng thành sau khi tiêm hMG) để tránh nguy cơ phát triển hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS) hoặc đa thai (hơn cả song thai).
  • Tác dụng phụ: Khi tiêm thuốc có thể có các phản ứng tại chỗ như sưng đỏ, đau, ngứa. Một số tác dụng phụ toàn thân như sốt, căng ngực, đau đầu, dị ứng, thay đổi tâm trạng,… Một số trường hợp hiếm gặp có thể xảy ra hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS), đa thai, mang thai ngoài tử cung, xoắn buồng trứng,…[2]
  • Chống chỉ định: Không sử dụng hMG cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người có khối u tử cung, u buồng trứng hoặc u vú, người bị rong kinh không rõ nguyên nhân.
  • Biệt dược: IVF-M hoặc Menogon, Menopur…
Thuốc kích trứng nhóm hMG
Thuốc kích trứng nhóm hMG

2.2 Human chorionic gonadotropin (hCG)

  • Thành phần: hCG là một loại hormone tự nhiên, có cấu trúc hóa học và chức năng tương tự như LH, được chiết xuất từ nước tiểu của phụ nữ mang thai.
  • Cơ chế tác dụng: Việc tiêm hCG bắt chước sự gia tăng LH tự nhiên giúp trứng trưởng thành và kích hoạt buồng trứng giải phóng trứng trưởng thành (rụng trứng). Nó cũng kích thích hoàng thể tiết ra Progesterone để chuẩn bị niêm mạc tử cung cho trứng đã thụ tinh làm tổ.
  • Chỉ định: hCG thường được sử dụng cùng với hMG hoặc CC hoặc aromatase để kích hoạt rụng trứng
  • Thời điểm dùng: Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm và nồng độ estradiol trong máu để xác định thời điểm tiêm hCG. Sự rụng trứng thường xảy ra khoảng 36 giờ sau khi tiêm hCG.
  • Lưu ý: Khi nồng độ estradiol trong huyết thanh tăng nhanh, quá cao hoặc quá nhiều nang trứng phát triển có thể ngừng việc sử dụng hCG cho đến khi nồng độ estradiol ổn định hoặc giảm. Que thử thai và các xét nghiệm mang thai (máu hoặc nước tiểu) có thể dương tính giả nếu được thực hiện dưới 10 ngày sau khi tiêm hCG để kích hoạt rụng trứng vì hCG còn sót lại vẫn còn.
  • Tác dụng phụ: Tương tự như hMG
  • Chống chỉ định: Tương tự như hMG. Không sử dụng cho người có khối u ở vùng dưới đồi hoặc tuyến yên, người có nguy cơ thuyên tắc huyết khối, người có nguy có cao quá kích buồng trứng.
  • Biệt dược: Pregnyl, Ovitrelle…

2.3 Recombinant FSH (FSH tái tổ hợp)

  • Thành phần: Chứa hormone kích thích nang trứng ở người FSH (Follicle Stimulating Hormone) được sản xuất bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, chứa chuỗi alpha hoặc chuỗi beta. Việc sản xuất FSH bằng công nghệ tái tổ hợp giúp quá trình sản xuất không phụ thuộc vào việc thu thập nước tiểu và đảm bảo tính sẵn có cao của chế phẩm FSH tinh khiết về mặt sinh hóa không chứa các chất gây ô nhiễm và protein trong nước tiểu. Ngoài ra, việc kích thích bằng rFSH được cho là tạo ra tế bào trứng và phôi có chất lượng cao hơn so với kích thích bằng các hợp chất tiết niệu.[3]
  • Tên biệt dược: Gonal-F, Puregon, Follitrope…
Thuốc kích trứng có bản chất là FSH tái tổ hợp
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm. Trên thị trường, thường có dạng bút tiêm hoặc bơm tiêm đã được pha sẵn.
  • Cơ chế tác dụng: Thuốc cung cấp lượng FSH ngoại sinh, gây tác động trực tiếp lên buồng trứng để kích thích các nang noãn phát triển. Các chế phẩm FSH có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với hMG để gây ra hiện tượng siêu rụng trứng.
  • Chỉ định: Thuốc được dùng để kích thích rụng trứng và tăng tỷ lệ thụ thai ở những bệnh nhân vô sinh không phóng noãn mà nguyên nhân vô sinh là do chức năng chứ không phải do suy buồng trứng nguyên phát. Ngoài ra, FSH tái tổ hợp là một giải pháp thay thế mới để gây rụng trứng cho kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Bằng cách sử dụng phác đồ này, các bác sĩ có thể thu được trứng chất lượng tốt, điều này có thể mang lại tỷ lệ mang thai cao hơn. Ngoài ra, FSH tái tổ hợp cũng có thể được chỉ định điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCO), đặc biệt ở những bệnh nhân kháng Clomiphene citrate hoặc không đáp ứng với chế độ điều trị bằng chất chủ vận Gonadotropin và GnRH. [4]
  • Tác dụng phụ: Tình trạng quá kích buồng trứng và phản ứng tại chỗ tiêm (đau, tím, đỏ, sưng, ngứa). Các trường hợp ít gặp có thể xảy ra phản ứng quá mẫn.
  • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm với các sản phẩm hormone kích thích nang trứng (FSH) tái tổ hợp; người bị suy buồng trứng nguyên phát; người có khối u ở buồng trứng, vú, tử cung, tuyến yên, vùng dưới đồi; chảy máu âm đạo bất thường không rõ nguồn gốc.

2.4 Gonadotropin releasing hormone agonist – GnRH đồng vận

  • Thành phần: Các hormon tổng hợp có cấu trúc tương tự GnRH tự nhiên Leuprolide, Goserelin, Triptorelin và Histrelin
  • Cơ chế tác động: Tại giai đoạn đầu các GnRH đồng vận gắn kết với receptor GnRH ở tuyến yên và kích thích tuyến yên giải phóng hormone FSH và hormone LH. Sau thời gian, khoảng 10 – 14 ngày, các receptor GnRH ở tuyến yên trở nên trơ hóa và giảm đáp ứng với các GnRH đồng vận, làm giảm nồng độ FSH và LH. Từ đó ngăn ngừa tình trạng rụng trứng sớm của các nang noãn chưa đủ trưởng thành.
  • Chỉ định: Thường được dùng trong phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm do cho phép lấy trứng từ các nang trứng đang phát triển.
  • Tác dụng phụ: Phản ứng dị ứng toàn thân như phát ban, mẩn ngứa hoặc buồn nôn, nôn, đau đầu, mất ngủ, bốc hỏa, thay đổi tâm trạng, khô âm đạo. Một số người có thể bị kích ứng ngay tại vị trí tiêm.
  • Biệt dược: Diphereline bột đông khô pha tiêm dưới da, Suprefact dung dịch pha sẵn tiêm dưới da
Thuốc kích trứng Diphereline có bản chất là GnRH

2.5 Gonadotropin releasing hormone antagonist – GnRH đối vận

  • Thành phần: Ganirelix, Cetrorelix acetate
  • Cơ chế tác động: Có mục đích tương tự như các chất GnRH đồng vận nhưng các chất đối kháng GnRH ngay lập tức ngăn chặn việc sản xuất FSH và LH mà không làm tăng sản xuất ở giai đoạn đầu. Từ đó rút ngắn được thời gian tiêm thuốc, đồng thời giảm được lượng hMG sử dụng do tận dụng được nguồn hormone FSH nội sinh.
  • Chỉ định: Thường được dùng trong phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm do cho phép lấy trứng từ các nang trứng đang phát triển.
  • Tác dụng phụ: Tương tự GnRH đồng vận. Các tác dụng không mong muốn thường chỉ là tạm thời, sẽ hết dần sau khi ngừng dùng thuốc.
  • Biệt dược: Orgalutran dạng ống tiêm pha sẵn tiêm dưới da, Cetrotide dạng ống tiêm pha sẵn tiêm dưới da

3 Thuốc kích trứng đường uống

Các thuốc kích trứng đường uống được bệnh nhân ưa chuộng hơn do tính tiện lợi và dễ sử dụng của chúng.

3.1 Clomiphene Citrate (CC)

  • Thành phần: Clomiphene citrate – một chất kháng Estrogen.
  • Cơ chế tác dụng: Clomiphene hoạt động bằng cách khiến tuyến yên tạo ra nhiều FSH hơn. Nồng độ FSH cao hơn sẽ kích thích một hoặc nhiều nang phát triển. Khi các nang phát triển, chúng tiết estradiol vào máu. Khoảng một tuần sau khi uống liều CC cuối cùng, nồng độ estradiol cao hơn khiến tuyến yên tiết ra LH. Sự gia tăng LH làm cho (các) trứng trong (các) nang trội được giải phóng.
  • Chỉ định: Được sử dụng để kích thích rụng trứng ở những phụ nữ có kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh. Nó cũng được sử dụng để tạo ra nhiều hơn một nang trứng phát triển trong phương pháp thụ tinh nhân tạo. Ngoài ra, đây cũng là một trong những giải pháp đầu tay cho bệnh nhân bị rối loạn phóng noãn do hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Liều sử dụng: 50-100 miligam (mg) clomiphene mỗi ngày trong năm ngày liên tiếp. Thường bắt đầu điều trị sớm từ ngày thứ hai đến ngày thứ năm của chu kỳ kinh nguyệt. Nên bắt đầu với liều 50mg, nếu quá trình rụng trứng không xảy ra, hãy tăng thêm 50mg CC. Việc tăng liều đến 200mg CC không cho thấy kết quả tốt hơn.
  • Tác dụng phụ: Tác dụng phụ tương đối phổ biến, nhưng thường nhẹ. Chẳng hạn như xuất hiện cơn bốc hỏa, tâm trạng thất thường, căng ngực và buồn nôn. Một số người có thể thấy nhức đầu dữ dội, gặp các vấn đề về thị giác hoặc bị u nang buồng trứng. Ngoài ra, CC có thể làm giảm chất nhầy cổ tử cung và làm mỏng niêm mạc tử cung.
  • Lưu ý: CC thường không hiệu quả đối với những phụ nữ không rụng trứng, đặc biệt là những người không rụng trứng do rối loạn vùng dưới đồi hoặc nồng độ estrogen rất thấp.

3.2 Chất ức chế Aromatase

  • Thành phần: Các chất ức chế Aromatase bao gồm Letrozole, Anastrozole,…
  • Cơ chế tác dụng: Chất ức chế Aromatase có khả năng ức chế men Aromatase làm giảm tạm thời nồng độ estradiol, khiến tuyến yên tạo ra nhiều FSH hơn. Từ đó kích thích các nang trứng phát triển. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mang thai với chất ức chế aromatase tương tự như tỷ lệ CC và có thể tốt hơn ở một số trường hợp như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Chỉ định: Tương tự Clomiphene Citrate. Đôi khi nó được sử dụng khi người bệnh không đáp ứng với Clomiphene Citrate.
  • Liều sử dụng: Liều thông thường là 2,5-5 mg mỗi ngày trong năm ngày. Quá trình điều trị thường bắt đầu sớm, từ ngày thứ hai đến ngày thứ năm trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tác dụng phụ: Đau nhức xương, đau lưng, nóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy,…
Thuốc kích trứng có bản chất là chất ức chế Aromatase

4 So sánh thuốc Aromatase so với Clomiphene Citrate

Cả 2 nhóm thuốc đều có bản chất là thuốc kháng estrogen và tỷ lệ mang thai là tương tự nhau (khoảng 30-40%). Tuy nhiên, một số thuốc thuộc nhóm Aromatase ra đời sau nhưng bắt đầu được sử dụng rộng rãi hơn so với CC, chẳng hạn như Letrozole (biệt dược là Femara). Ngoài ra, tỷ lệ xảy ra đa thai cũng thấp hơn so với Clomiphene Citrate. Tỷ lệ đa thai của nó là 2-4% so với 7-10% của Clomiphene Citrate.

Nhược điểm của Femara là chưa được FDA chấp thuận và tiềm ẩn nguy cơ dị tật bẩm sinh trên lý thuyết.

Các bằng chứng về mức độ hiệu quả và an toàn của Femara vẫn đang được thu thập. Tuy nhiên, đây là một trong những cái tên hứa hẹn trong lĩnh vực điều trị vô sinh và rối loạn kinh nguyệt.

Ưu điểm của việc uống thuốc kích trứng Femara bao gồm ít tác dụng phụ kháng estrogen hơn như làm mỏng niêm mạc tử cung và tránh giảm chất nhầy cổ tử cung.[5]

5 Rủi ro dài hạn của thuốc kích trứng

Sau nhiều năm sử dụng trên lâm sàng, các bác sĩ khẳng định rằng, Clomiphene Citrate và Gonadotropin là những giải pháp không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Nguy cơ ung thư buồng trứng ở phụ nữ sử dụng hai nhóm thuốc trên cũng là không đáng kể. Ngoài ra, các dữ liệu an toàn về việc sử dụng các chất ức chế Aromatase cung đang tăng lên.

6 Uống thuốc kích trứng sau bao lâu thì trứng rụng?

Thời gian trứng rụng sau khi uống thuốc kích trứng là mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt ở ở những gia đình hiếm muộn. Thời gian trứng rụng sau khi dùng thuốc thông thường là 10-12 ngày. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi dựa theo thể trạng và khả năng đáp ứng thuốc của bệnh nhân.

Chẳng hạn với liệu pháp dùng Letrozole để kích thích rụng trứng ở những phụ nữ gặp khó khăn trong việc thụ thai. Nếu liệu trình letrozole thành công (dẫn đến rụng trứng), thì quá trình rụng trứng sẽ diễn ra theo thời gian bình thường của chu kỳ kinh nguyệt: khoảng 12 đến 16 ngày sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

Vì thế trong khoảng thời gian trứng rụng, bạn cần chú ý vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng và tránh quan hệ tình dục quá mạnh. Đồng thời cần lưu ý duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất.

7 Dùng thuốc kích trứng bao lâu thì có thai?

Hiện nay, các loại thuốc kích trứng, bao gồm cả dạng uống và dạng tiêm, đều đang cho thấy những kết quả khả quan trong việc cải thiện khả năng thụ thai. Khả năng thụ thai ở từng loại thuốc có thể thay đổi tùy vào đáp ứng của bệnh nhân.

Đối với thuốc kích trứng Clomiphene Citrate cho thấy hiệu quả mang thai cao trong 3-4 chu kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, nếu qua giai đoạn này mà người phụ nữ vẫn chưa thụ thai thì hiệu quả sau đó thường khá thấp.

Đối với nhóm thuốc Gonadotropin ở liệu pháp thụ tinh trong ống nghiệm, thời gian để có thể chuyển phôi vào tử cung của phụ nữ là khoảng 1-2 tháng. Nếu quá trình chuyển phôi thành công, sau 1-2 tuần, bác sĩ sẽ thực hiện thử thai bằng xét nghiệm máu. Phần lớn các cặp vợ chồng thụ thai trong vòng 4-5 chu kỳ, nhưng có thể mất một khoảng thời gian dài hơn hoặc ngắn hơn.

Dùng thuốc kích trứng sau 3-4 chu kỳ có thể có thai

>>>Xem thêm: 10 Dấu Hiệu Mang Thai Tuần Đầu, Cách Nhận Biết Có Thai Qua Khuôn Mặt

8 Có nên kích trứng 2 chu kì liên tiếp không?

Việc sử dụng thuốc kích trứng để kích thích nang noãn phát triển và tăng khả năng thụ thai cần có thời gian nhất định. Hầu hết hiệu quả của các thuốc mới chỉ dừng ở mức 30-40%. Vì thế, việc phải dùng thuốc kích trứng trong thời gian dài là điều thường thấy. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại về các rủi ro khi sử dụng thuốc kích trứng trong 2 chu kỳ liên tiếp.

Về vấn đề này, các chuyên gia nói rằng, hiện nay chưa có bằng chứng khẳng định sử dụng thuốc kích trứng trong 2 chu kì liên tiếp sẽ ảnh hưởng đến nội tiết. Hàng tháng, trong cơ thể người phụ nữ sẽ có 1 hoặc nhiều nang noãn phát triển và trở thành nang trôi để có thể thụ tinh. Khi đó, các thuốc kích trứng sẽ làm nhiệm vụ phục hồi các nang có nguy cơ bị thoái hóa để tăng khả năng thụ tinh.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo nên thận trọng khi sử dụng thuốc kích trứng trong 6 chu kì liên tiếp. Bởi việc lạm dụng các loại thuốc này có thể dẫn đến nguy cơ suy giảm chức năng sinh sản.

9 Mua thuốc kích trứng ở đâu?

Hiện nay, việc sử dụng các loại thuốc kích trứng (bao gồm cả đường uống và đường tiêm) vẫn cần phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý mua và sử dụng các loại thuốc kích trứng.

Bệnh nhân chỉ nên sử dụng các loại thuốc kích trứng được bệnh viện cấp phát và khi có đơn của bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc kích trứng tại các cơ sở bên ngoài tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tổn hại về sức khỏe và kinh tế. Ngoài ra, nếu không theo dõi chặt chẽ, thuốc kích trứng có thể kéo theo nhiều tác dụng phụ nguy hiểm với người sử dụng.

10 Thuốc uống kích trứng giá bao nhiêu?

Dựa vào từng bệnh nhân và khả năng đáp ứng mà số lượng thuốc và thời gian áp dụng liệu trình sẽ khác nhau. Từ đó kéo theo chi phí cho các loại thuốc kích trứng cũng dao động khá lớn.

Dựa vào bảng giá niêm yết của các thuốc kích trứng từ Trung tâm hỗ trợ sinh sản tại Hà Nội thì giá thành cho một chu kỳ sử dụng thuốc vào khoảng 20 đến 30 triệu. Tuy nhiên, nếu không đáp ứng, một người có thể phải sử dụng thuốc trong vài chu kỳ.

Vì vậy, chi phí cho việc sử dụng thuốc kích trứng nói chung khá cao so với tình hình kinh tế của nhiều gia đình. Thêm vào đó, một số loại thuốc hiện nay vẫn chưa được bảo hiểm hỗ trợ khiến nhiều người lo lắng.

Tài liệu tham khảo

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

14 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

19 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

19 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago