Categories: Tổng hợp

Uống thuốc say xe khi nào để đạt hiệu quả?

Published by

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra các thông tin về các loại thuốc say xe, uống thuốc say xe khi nào thì đạt hiệu quả.

Tìm hiểu về say xe

Hiện tượng say xe là gì?

Say xe là một tình trạng phổ biến, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt và mệt mỏi khi di chuyển trên phương tiện như xe hơi, tàu, máy bay,… Đây là một hiện tượng mà cơ thể phản ứng mạnh mẽ đối với việc di chuyển, dẫn đến mất cân bằng cảm giác và gây ra các triệu chứng không mong muốn.

Triệu chứng buồn nôn khi say xe

Vì sao chúng ta lại bị say xe?

Sự say xe có thể xảy ra do sự không đồng bộ giữa các tín hiệu từ các giác quan như thị giác, cảm giác dẫn đến sự mất cân bằng của cơ thể. Trong đó, ốc tai là một trong những cơ quan có vai trò quan trọng để duy trì sự cân bằng, ổn định cho cơ thể. Khi có sự thay đổi đột ngột về vận tốc hoặc hướng di chuyển, ốc tai gửi tín hiệu đến não và có thể gây ra say xe.

Đồng thời, nếu đọc sách hoặc chú ý vào một đối tượng cố định trong khi di chuyển, các tín hiệu từ thị giác có thể mâu thuẫn với tín hiệu từ ốc tai và làm cho sự say xe dễ dàng xảy ra. Mặt khác, một số người cảm thấy say xe khi dạ dày của họ không ổn định và dẫn đến cảm giác buồn nôn hoặc thậm chí là nôn mửa.

Các loại thuốc say xe thường sử dụng

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin là nhóm thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn histamine, (là một chất dẫn truyền thần kinh và có liên quan đến các phản ứng dị ứng). Các loại thuốc như dimenhydrinate, diphenhydramine, và meclizine thường được sử dụng cho cách chống say tàu xe để dự phòng và điều trị các triệu chứng của say xe. Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là buồn ngủ và khô miệng.

Thuốc kháng cholinergic

Nhóm thuốc kháng cholinergic có tác dụng dựa trên sự ngăn chặn hoạt động của acetylcholine (một chất dẫn truyền liên quan đến hệ thống thần kinh và tiêu hóa). Trong đó, hoạt chất scopolamine thường được sử dụng dưới dạng miếng dán. Khi sử dụng nhóm thuốc này thường gặp các tác dụng phụ là khô miệng và mờ mắt.

So sánh thuốc kháng histamin và thuốc kháng cholinergic

Cả hai loại thuốc này đều có tác dụng trong việc kiểm soát các triệu chứng say xe, nhưng có những khác biệt quan trọng như: Thuốc kháng histamin thường phát huy tác dụng nhanh chóng nhưng có thể gây buồn ngủ. Thuốc kháng cholinergic như scopolamine có thể cần thời gian dài để cho tác dụng, nhưng ít gây buồn ngủ hơn. Bên cạnh đó, tác dụng phụ cả hai loại thuốc đều có thể gây khô miệng nhưng thuốc kháng cholinergic có gây ra mờ mắt.

Miếng dán scopolamine thường được sử dụng khi say xe

Uống thuốc say xe khi nào để đạt hiệu quả?

Dưới đây là thông tin chi tiết về cách và thời điểm nên sử dụng các loại thuốc say xe.

Thuốc dạng viên chứa kháng histamin

Các loại thuốc chứa dimenhydrinate và diphenhydramine nên uống từ 30 đến 60 phút trước khi lên xe. Việc này giúp thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất trong việc kiểm soát các triệu chứng say xe. Đối với các thuốc promethazine và meclizine việc uống thuốc có thể cần được thực hiện sớm hơn, từ 1 giờ trước khi lên xe hoặc vào tối hôm trước để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Miếng dán scopolamine

Nên dán miếng dán ít nhất 4 giờ trước khi lên xe để đảm bảo rằng thuốc có đủ thời gian để thẩm thấu qua da và phát huy hiệu quả. Miếng dán có thể được giữ lại trên da tối đa 72 giờ nhằm đảm bảo hiệu quả kéo dài trong suốt chuyến đi.

Uống thuốc say xe khi nào là hợp lý?

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc say xe

Khi sử dụng thuốc say xe, việc tuân thủ các hướng dẫn và lưu ý từ bác sĩ là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số điểm cần chú ý để sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả.

Không kết hợp rượu và thuốc say xe

Uống rượu và thuốc say xe không chỉ làm giảm hiệu quả của thuốc, mà còn có thể tăng nguy cơ các tác dụng phụ nguy hiểm như buồn ngủ, suy giảm tập trung và thậm chí là hạ thấp dẫn truyền thần kinh. Vì vậy, hãy tránh uống rượu ít nhất 24 giờ trước và sau khi sử dụng thuốc say xe.

Chú ý tương tác với các loại thuốc khác

Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác như acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Một số thuốc say xe có thể tương tác với những thuốc này, dẫn đến tăng nguy cơ các tác dụng phụ hoặc giảm hiệu quả của một trong các loại thuốc.

Nên đọc kỹ hướng dẫn và tuân thủ liều lượng

Nên tuân thủ theo liều lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc. Việc này không chỉ giúp thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, mà còn giảm thiểu nguy cơ các tác dụng phụ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu tác dụng phụ nào xuất hiện hãy ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cân nhắc tình trạng sức khỏe cá nhân khi sử dụng thuốc

Nếu bạn đang mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, hoặc có các tình trạng y tế khác như bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc say xe.

Không nên sử dụng rượu cùng với thuốc say xe

Các biện pháp chống say xe không dùng thuốc

Nếu bạn muốn tránh việc sử dụng thuốc để chống lại cảm giác say xe, có nhiều cách tự nhiên và hiệu quả khác. Dưới đây là một số biện pháp chống say xe mà bạn có thể thực hiện:

  • Vị trí ngồi của bạn trong xe có thể ảnh hưởng đến cảm giác say xe. Hãy chọn một vị trí ngồi sao cho bạn có thể nhìn thẳng về phía trước và có cái nhìn rõ ràng về đường đi. Trong xe hơi nên ngồi ở ghế phía trước; trên tàu hoặc máy bay, hãy ngồi ở giữa nơi dao động ít nhất.
  • Đọc báo hoặc xem điện thoai có thể làm tăng cảm giác say xe do sự không đồng bộ giữa thị giác và cảm giác về vận động. Hãy tập trung nhìn về phía trước và giữ đầu cũng như mắt ở cùng một hướng.
  • Tập trung vào việc hít thở đều đặn có thể giúp giảm các triệu chứng say xe. Hít vào qua mũi, giữ hơi trong vài giây, sau đó thở ra qua miệng. Điều này cũng giúp bạn giảm bớt cảm giác mệt mỏi và căng thẳng khi đi xe.
  • Ăn một bữa nhẹ trước khi lên xe có thể giúp cơ thể bạn có thời gian để tiêu hóa và giảm nguy cơ say xe. Tuy nhiên, hãy tránh ăn các thức ăn nặng, dầu mỡ hoặc thức ăn có hương vị mạnh.
  • Việc sử dụng các phương pháp thư giãn như ngồi im lặng, nghe nhạc nhẹ hoặc thậm chí là thiền có thể giúp giảm bớt các triệu chứng say xe.

Mỗi loại thuốc say xe khác nhau cần có thời điểm uống khác nhau. Do đó, để đạt được hiệu quả mong muốn cần lựa chọn thời điểm uống thuốc hợp lý với từng loại thuốc say xe. Mong là qua bài viết này, có thể trả lời cho câu hỏi “Uống thuốc say xe khi nào thì hiệu quả?” cho các bạn.

Xem thêm:

  • Các loại thuốc chống say xe tốt nhất hiện nay
  • Ăn gì để không say xe? Một số cách phòng say xe hiệu quả

This post was last modified on 21/04/2024 22:27

Published by

Bài đăng mới nhất

Tuần mới (30/9 – 6/10) có đủ nguy cơ treo trên đầu, 4 con giáp đen đủi chỉ biết cắn răng chịu đựng

Tuần mới (30/9 - 6/10) có đủ rủi ro treo lơ lửng trên đầu, 4…

17 phút ago

Tử vi hôm nay – top 3 con giáp vượt qua thử thách ngày 29/9/2024

Tử vi hôm nay – top 3 con giáp vượt qua thử thách ngày 29/9/2024

2 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 29/9/2024 theo tuổi: Chọn số cát ĐỔI VẬN tức thì

Con số may mắn hôm nay 29/9/2024 theo tuổi: Chọn con số may mắn đổi…

16 giờ ago

Tử vi Chủ nhật ngày 29/9/2024 của 12 con giáp: Thìn tự tin, Tý hạnh phúc

Tử vi Chủ nhật ngày 29/9/2024 của 12 con giáp: Rồng tự tin, Chuột vui…

16 giờ ago

Tháng 10/2024 hung tinh rình rập, 3 con giáp gặp đủ chuyện xui, thành công ngoài tầm với

Tháng 10 năm 2024, sao ác rình rập, 3 con giáp gặp đủ loại xui…

22 giờ ago