Tỷ lệ nhiễm giun sán ở nước ta khá cao. Hiện nay, thuốc tẩy giun đã được dùng phổ biến vì hiệu quả cao, dễ sử dụng và có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng phụ của các thuốc tẩy giun thông dụng qua bài viết sau của Dược sĩ Trần Vân Thy nhé!
Thuốc tẩy giun Fugacar nói riêng và các thuốc chứa mebendazol nói chung được lựa chọn để điều trị nhiễm một hoặc nhiều loại giun đường ruột như giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Ngoài ra, có thể điều trị khi nhiễm giun ngoài ruột như giun xoắn, giun chỉ. Tác dụng phụ của thuốc tẩy giun này tuy ít gặp nhưng bao gồm:
Bạn đang xem: Tác dụng phụ của các loại thuốc tẩy giun phổ biến hiện nay
Hiếm gặp hơn có thể là ngoại ban, mày đay, phù mạch, hoặc giảm huyết áp, động kinh, co giật. Ngoài ra, một số tác dụng phụ của thuốc tẩy giun Fugacar tuy hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra là:
Thuốc tẩy giun Fugacar chứa mebendazol có thể gây ra một số tác dụng phụ như trên
Thuốc chứa albendazol như Zentel cũng có tác dụng tốt với nhiều loại ký sinh đường ruột như giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn, giun chỉ… Thuốc cũng có thể điều trị các bệnh ấu trùng sán lợn ở thần kinh; nang sán chó ở gan, phổi và màng bụng; sán lá gan; ấu trùng di trú ở da hoặc nội tạng; bệnh do Giardia.
Khi điều trị thời gian ngắn (không quá 3 ngày) có thể chỉ gặp khó chịu đường tiêu hóa (đau vùng thượng vị, tiêu chảy) và nhức đầu. Còn khi phải dùng liều cao dài ngày (điều trị bệnh nang sán chó hoặc ấu trùng sán lợn có tổn thương não), tác dụng phụ của thuốc tẩy giun này thường nhiều và nặng hơn. Thông thường các tác dụng phụ hồi phục được. Chỉ ngừng điều trị khi bị giảm bạch cầu hoặc có bất thường về gan.
Xem thêm : Nghị luận về niềm tin vào bản thân hay nhất, ngắn gọn
Một số tác dụng phụ thường gặp:
Các tác dụng phụ ít gặp như phản ứng dị ứng; giảm bạch cầu; ban da, mày đay và suy thận cấp. Hiếm gặp hơn bao gồm giảm bạch cầu hạt, giảm huyết cầu nói chung, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.
Niclosamid là thuốc diệt sán. Thuốc có tác dụng đối với đa số sán dây như sán bò, sán lợn, sán cá, sán chó và sán lùn. Thuốc thường được sử dụng vì hiệu quảr, rẻ. Ngoài ra, thuốc ít gây độc vì rất ít hấp thu, nhưng có nhược điểm là không diệt được ấu trùng sán lợn.
Nói chung, các tác dụng phụ của thuốc tẩy giun chứa niclosamid là khá nhẹ. Có thể kể đến như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Hiếm gặp hơn là ban đỏ, ngứa, ngoại ban ở da
Praziquantel là một thuốc trị giun sán phổ rộng, bao gồm sán máng, sán lá gan nhỏ, sán phổi, sán Opisthorchis, sán ruột, sán dây, ấu trùng sán ở não.
Tác dụng phụ của thuốc tẩy giun này hay gặp nhưng thường nhẹ và nhanh hết.
Thường gặp:
Xem thêm : Khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc hạ sốt bao lâu là an toàn?
Các tác dụng phụ ít gặp là trên da như phát ban, ngứa. Hiếm gặp hơn là tăng men gan, này đay.
Tác dụng phụ của thuốc tẩy giun chứa praziquantel như Distocide thường hay gặp nhưng nhẹ và nhanh hết.
Trước đây, metrifonat được dùng làm thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt ký sinh trùng trong thú y và điều trị giun đũa. Hiện nay, metrifonat chỉ là lựa chọn thứ 2, thay praziquantel khi không có sẵn để điều trị sán máng.
Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ thường gặp trên hệ tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng và nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Ngoài ra, hiếm gặp tác dụng phụ của thuốc tẩy giun này là ức chế gần như hoàn toàn nồng độ enzym cholinesterase trong huyết tương và trong hồng cầu bị ức chế tới 80%.
Pyrantel được dùng cho cả người lớn lẫn trẻ em để điều trị giun kim, giun đũa, giun móc, giun mỏ, giun Trichostrongylus colubriformis và T. orientalis nhưng không có tác dụng trên giun tóc.
Pyrantel có thể gây ra các tác dụng phụ thường gặp như buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu. Ngoài ra, có một số tác dụng phụ của thuốc tẩy giun này ít gặp hơn như chán ăn, sốt, buồn ngủ hoặc mất ngủ, chóng mặt, hoa mắt; phát ban; tăng men gan (AST).
Hiện nay, các thuốc tẩy giun đã được sản xuất dưới những dạng dễ sử dụng và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, thuốc tẩy giun cũng có những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Bạn cần thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ của thuốc tẩy giun khi đang sử dụng. Để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, bạn hãy sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẩn của bác sĩ chuyên khoa nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 28/12/2023 13:35
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024