(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/QĐ-TCNP ngày 09 tháng 05 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Trung Cấp Ngọc Phước)
Ðiều 1. Quy định chung
Bạn đang xem: Tiêu chuẩn, chức năng và nhiệm vụ của Ban cán sự lớp
1. Đối tượng áp dụng cho tất cả các lớp, các hệ đào tạo trong nhà trường.
2. Danh sách Ban cán sự lớp do HSSV trong lớp bầu ra, được Trưởng Khoa, Ban xem xét và Phòng Công tác sinh viên đề nghị Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp là một năm.
3. Ban cán sự lớp đại diện cho lớp HSSV chịu trách nhiệm trước nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp HSSV trong thời gian đào tạo.
4. Ban cán sự lớp gồm: lớp trưởng, lớp phó và bí thư:
– Lớp có số lượng dưới 100 HSSV có một lớp trưởng, một lớp phó, một bí thư.
– Lớp có số lượng trên 100 HSSV có một lớp trưởng, hai lớp phó, một bí thư.
– Ban cán sự lớp học kỳ đầu do giáo viên chủ nhiệm đề nghị, Trưởng khoa ra quyết định công nhận, từ học kỳ 2 trở đi do tập thể lớp bầu, Trưởng khoa ra quyết định công nhận chính thức.
5. Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp là 2 học kỳ. Khi có yêu cầu hoặc có phát sinh đột xuất giáo viên chủ nhiệm có thể đề nghị Trưởng khoa ra quyết định công nhận hoặc thay đổi các thành viên Ban cán sự lớp.
Ðiều 2. Tiêu chuẩn của Ban cán sự lớp
1. Có tư cách đạo đức tốt, không bị bất cứ hình thức kỷ luật nào. Có tinh thần tích cực, nhiệt tình trong công tác tập thể, có lối sống lành mạnh, được HSSV trong lớp yêu mến, tín nhiệm. Gương mẫu trong việc thực hiện nội quy, quy chế cũng như các hoạt động tập thể khác;
2. Có điểm trung bình chung học tập từ 5,5 trở lên, số học phần thi lại không được quá 10%; đối với HSSV năm thứ nhất dựa vào tinh thần tự nguyện xung phong (sau 03 tháng lớp có thể bầu tín nhiệm lại);
3. Có phương pháp vận động quần chúng tốt, có mối liên hệ mật thiết với giáo viên chủ nhiệm lớp (nếu có), Ban chủ nhiệm khoa, Phòng quản lý HSSV, các đơn vị và tổ chức liên quan để kịp thời phản ánh và xử lý thông tin 2 chiều;
4. Lớp trưởng và lớp phó phải có chỗ ở ổn định để liên lạc kịp thời nhằm giải quyết các công việc chung của tập thể.
Ðiều 3. Nhiệm vụ của Ban cán sự lớp
3.1. Nhiệm vụ chung của Ban cán sự lớp
– Quản lý sổ đầu bài:
+ Nhận sổ đầu bài trước giờ lên lớp và trả lại sau giờ học tại Phòng đào tạo, không làm dơ bẩn hoặc mất mát sổ đầu bài;
+ Điểm danh HSSV trong lớp, ghi vào sổ tên những HSSV vắng (có phép, không phép), báo cáo sĩ số của lớp mình với giáo viên đứng lớp trước khi giảng bài;
+ Ghi tên môn học, ghi tên giáo viên dạy, ghi điểm, ghi tên HSSV tăng, giảm khi Nhà trường yêu cầu.
– Sau mỗi lần thi, kiểm tra lớp trưởng liên hệ với giáo vụ để lấy bảng điểm và có trách nhiệm công bố điểm thi, điểm kiểm tra cho toàn thể lớp biết.
– Ðiều hành, quản lý lớp HSSV thực hiện chương trình học tập, rèn luyện tư tưởng, trau dồi đạo đức tác phong nghề nghiệp, tham gia các hoạt động xã hội, chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các quy chế, quy định của của nhà trường.
– Truyền đạt và phổ biến các thông báo, chỉ thị, thông tin của nhà trường (Hiệu trưởng, Khoa, Ban và các Phòng, trung tâm liên quan) tới HSSV trong lớp để thực hiện, đồng thời đại diện cho lớp đề đạt ý kiến, phản ánh nguyện vọng, kiến nghị của HSSV trong lớp với nhà trường.
Xem thêm : Một số sự kiện trong ngày 3 tháng 4:
– Thường xuyên liên hệ với Phòng quản lý HSSV, Khoa để báo cáo về tình hình lớp, xin ý kiến tư vấn nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến diễn biến tư tưởng, học tập, rèn luyện và sinh hoạt của sinh viên trong lớp.
– Phối hợp chặt chẽ với Chi đoàn, Chi hội Sinh viên trong các hoạt động tổ chức và quản lý học tập, rèn luyện chính trị tư tưởng, trau dồi đạo đức tác phong.
– Kiểm tra và chuẩn bị các thiết bị cần thiết cho các buổi lên lớp của giảng viên (micro, máy chiếu, phấn, khăn lau bảng, nước uống…).
– Quản lý cơ sở vật chất trong lớp (tắt đèn, quạt, đóng cửa lớp).
3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Lớp trưởng
3.2.1 Nhiệm vụ
– Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa, Phòng đào tạo về toàn bộ hoạt động của lớp.
– Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình đào tạo của nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội của các tổ chức đoàn thể phát động;
– Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, quy định về học tập và sinh hoạt của nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản đối với các thành viên trong lớp trong HSSV;
– Tổ chức, động viên những HSSV trong lớp gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống; lập danh sách gửi xuống Phòng quản lý HSSV để tư vấn giúp đỡ.
– Chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của Khoa, Ban, Phòng quản lý học sinh sinh viên học sinh và Phòng Quản lý đào tạo;
– Truyền đạt và tổ chức lớp thực hiện các chỉ thị, thông báo … của nhà trường, của khoa, trung tâm;
– Phản ảnh tình hình của lớp, đề xuất những đề nghị của lớp về những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của các thành viên trong lớp với các đơn vị quản lý trực tiếp;
– Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét học bổng, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân trong lớp;
– Liên hệ với Phòng Tổ chức hành chính và giáo viên phụ trách môn học để chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập phục vụ cho môn học;
– Ðôn đốc sinh viên đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc. Ðiểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời.
– Liên hệ với phòng Ðào tạo, Khoa, giáo viên phụ trách môn học để nhận kế hoạch học tập (lý thuyết, thực hành, thi kết thúc học kỳ, thực tập giáo trình, thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp), tổ chức lớp thực hiện đầy đủ và hoàn thành tốt kế hoạch học tập;
– Phối hợp với Ðoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong các hoạt động của lớp.
3.2.2 Quyền hạn
– Có quyền triệu tập các cuộc họp lớp sau khi có ý kiến của GVCN.
– Có quyền đại diện tập thể lớp kiến nghị lên các cấp liên quan những ý kiến, nguyện vọng của HSSV lớp trong học tập, nghiên cứu khoa học, thực hiện chế độ chính sách trong đào tạo.
– Có quyền tham dự các buổi họp xét, khen thưởng, kỷ luật của khoa với HSSV lớp.
3.3. Nhiệm vụ của Lớp phó.
Lớp phó là người giúp việc cho lớp trưởng, thay mặt lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt.
Xem thêm : Hai đường thẳng song song: Khái niệm, đặc điểm, bài tập và cách giải chi tiết
– Giúp lớp trưởng điều hành và quản lý lớp thực hiện nghiêm túc quy chế học của Nhà trường;
– Lập danh sách sinh viên thuộc diện đối tượng ưu tiên, hoàn cảnh khó khăn, báo cáo với Phòng quản lý HSSV để nhà trường có phương án hỗ trợ các chế độ chính sách ưu đãi theo quy định của nhà nước;
– Tổ chức và quản lý sinh viên thực hiện lao động nghĩa vụ và các hoạt động liên quan đến sinh hoạt đời sống vật chất và tinh thần của lớp; tổ chức chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho HSSV trong lớp; tổ chức động viên, thăm hỏi những HSSV có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, tai nạn…;
– Theo dõi, quản lý danh sách và những thay đổi, biến động của HSSV ngoại trú trong lớp; chăm lo đời sống cho HSSV của lớp trong các đợt sinh hoạt dã ngoại tập thể ngoài trường.
Điều 4. Đánh giá Ban cán sự lớp
– Ban cán sự lớp tự nhận xét mức độ hoàn thành công tác trước tập thể HSSV trong lớp và giáo viên chủ nhiệm.
– Các thành viên lớp tham gia góp ý.
– Giáo viên chủ nhiệm tổng hợp kết luận hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ.
Ðiều 5. Quyền lợi của Ban cán sự lớp
Ban cán sự lớp được hưởng các quyền lợi quy định trong Quy chế học sinh sinh viên, Quy chế tính điểm rèn luyện và Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường (nếu có).
Phụ cấp Ban cán sự lớp được nhận vào cuối mỗi học kỳ của năm học, sau khi có nhận xét của giáo viên chủ nhiệm là hoàn thành nhiệm vụ và được Trưởng khoa đề nghị thanh toán.
Điều 6. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm: tư vấn, hướng dẫn, điều hành, chỉ đạo, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của Ban cán sự lớp.
Điều 7. Trách nhiệm của Trưởng khoa
1. Cung cấp những tài liệu, thông tin, định hướng cho Ban cán sự lớp xây dựng phương hướng hoạt động.
2. Lắng nghe ý kiến phản ánh, những khó khăn vướng mắc trong quản lý lớp của Ban cán sự lớp để có biện pháp giúp đỡ lớp hoàn thành nhiệm vụ.
3. Tổ chức các cuộc họp và hội nghị để đánh giá công tác quản lý lớp nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực lãnh đạo của Ban cán sự lớp./.
Điều 8. Trách nhiệm của phòng Tài vụ
Phòng Tài vụ có trách nhiệm thanh toán chế độ phụ cấp Ban cán sự lớp theo quy định của trường.
Ðiều 9: Ðiều khoản thi hành
– Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định ban hành. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ. Mọi thay đổi các điều khoản trong quy định này phải do Hiệu trưởng phê duyệt.
– Phòng Công tác HSSV, Phòng Đào tạo, các Khoa và Giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập phối hợp, triển khai đến Ban cán sự lớp, HSSV thuộc Trường để tổ chức thực hiện tốt Quy định này./.
HIỆU TRƯỜNG
Đã ký
VÕ HG HẠNH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 02/04/2024 02:11
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…