Việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan, không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức nhất là đối với trẻ em. Theo khoản 1 Điều 39 Luật trẻ em năm 2016 quy định trẻ em có bổn phận “Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình”.
Học sinh dắt người già qua đường
Bạn đang xem: Pháp luật trong đời sống xã hội
Giữa pháp luật và đạo đức luôn có sự tương tác qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyền. Pháp luật chặt chẽ, đầy đủ sẽ giáo dục, phát triển ý thức, đạo đức con người phát triển; ngược lại khi đạo đức được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, thúc đẩy pháp luật phát triển.
Do đó, pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nền đạo đức của xã hội. Có thể nói, pháp luật là phương tiện không thể thiếu được cho sự tồn tại bình thường của xã hội nói chung và nền đạo đức nói riêng.
Xem thêm : Độ dẫn nhiệt của kim loại là gì? Kim loại nào dẫn nhiệt tốt nhất?
Bởi lẽ, “pháp luật bao giờ cũng là một trong những biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức và biến nó thành thói quen. Chuẩn mực càng khó khẳng định bao nhiêu thì vai trò của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu. Vì vậy, không thể buông lỏng pháp luật nếu việc này chưa được chuẩn bị bằng sự tiến bộ đạo đức của xã hội”
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa như hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với pháp luật là phải tác động tích cực đến nền đạo đức của xã hội. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi cá nhân trong hoạt động của mình phải tuân thủ và chấp hành nghiêm pháp luật.
Quá trình phát triển nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải tích cực hơn nữa trong việc đưa pháp luật vào đời sống, hình thành và phát triển ý thức pháp luật nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Pháp luật không những là công cụ để quản lý nhà nước, mà còn góp phần hình thành ý thức tôn trọng và chấp hành những quy phạm chung, giúp con người có những hành vi ứng xử văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong đó có ý thức đạo đức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: Pháp luật không phải là để trừng trị con người, mà là công cụ bảo vệ, thực hiện lợi ích của con người. Thực tế cho thấy vẫn còn một bộ phận nhỏ có hành vi xem thường pháp luật, có tâm lý trốn tránh pháp luật, dẫn đến vi phạm pháp luật. Bản chất của pháp luật không phân biệt đối xử, mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau cụ thể khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Khoản 1 Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”.
Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong Nhân dân nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nói riêng cần tiếp tục được tăng cường.
Xem thêm : 1kg sầu riêng được bao nhiêu cơm?
Trước hết, tăng cường việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh, công bằng; mọi công dân đều bình đẳng cả về quyền và nghĩa vụ. Tất cả mọi hành động vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm khắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: “Hiệu lực của pháp luật chỉ có được khi mọi người nghiêm chỉnh chấp hành”.
Thứ hai, tổ chức tốt việc đưa pháp luật vào đời sống thông qua hoạt động giáo dục pháp luật. Bởi vì, một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh vẫn chưa thể đem lại hiệu quả cao nếu những quy định của nó không được mọi người biến thành hành động trong thực tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: việc công bố đạo luật chưa phải là đã xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt. Theo Người, việc giáo dục pháp luật là một trong những “công đoạn” hết sức quan trọng. Nó không chỉ giúp nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, mà còn tạo ra khả năng hình thành những nhu cầu, tình cảm, những chuẩn mực mới; đồng thời, góp phần củng cố ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đạo đức; ngăn chặn các biểu hiện xâm phạm lợi ích chính đáng của người khác; khuyến khích những hành vi hợp pháp và hợp đạo lý.
Hưởng ứng ngày pháp luật ngày 09/11, năm 2021 Sở Tư pháp đã tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức triển khai Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2021 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, với yêu cầu Ngày pháp luật phải được triển khai thực hiện có hiệu quả, nội dung và hình thức tổ chức Ngày pháp luật phải đáp ứng yêu cầu đời sống, chính trị – pháp lý của xã hội, thu hút đông đảo sự chú ý của cán bộ và Nhân dân; phát huy được tinh thần pháp luật đến cộng đồng; tăng cường Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về Ngày Pháp luật Việt Nam đảm bảo phù hợp với tình hình công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Kết quả Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau đã tham mưu, thực hiện tổ chức được 03 cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật, thu hút gần 150.000 lượt tham gia; 02 buổi tọa đàm trên sóng Phát thanh – Truyền hình về với chủ đề: (1) “Quyền đời tư; Quyền tự do và an ninh cá nhân”; (2) “Chung tay phòng, chống xâm hại trẻ em”; thực hiện 44 chuyên đề pháp luật phát trên 02 sóng truyền hình và phát thanh Đài phát thanh – Truyền hình tỉnh; biên soạn và phát hành 252.000 tờ gấp pháp luật các loại; lắp đặt 02 cụm pano tại Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi và xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn nội dung tuyên truyền pháp luật về xây dựng nông thôn mới và phòng chống dịch bệnh covid-19. Đồng thời tiếp tục tổ chức 02 cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền bằng xe lưu động về ý nghĩa Ngày Pháp luật trên các trục đường chính nội ô thành phố Cà Mau, góp phần nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của Nhân đân./.
Lê Đồng
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…
Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?
Tử vi hôm nay: 4 con giáp ngày 5/11/2024 sẽ phát tài, thoải mái thể…
Con số may mắn hôm nay là 5/11/2024 theo năm sinh, con số chuẩn là…
Tử vi thứ ba ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Hổ bối rối, Chó bị…
4 con giáp càng bướng bỉnh sẽ càng đau khổ và mất phương hướng trong…