Categories: Tổng hợp

Ngã xe bị bầm tím có nguy hiểm không?

Published by

Hầu hết đa số các vết bầm tím sẽ tự lành. Tuy nhiên trong một vài trường hợp nghiêm trọng, hiện tượng bầm tím kéo dài, đó chỉ là một phần của vết thương và nếu không điều trị kịp thời sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến các bộ phận của cơ thể. Vậy khi ngã xe bị bầm tím thì cần hướng giải quyết ra sao và cần thực hiện như thế nào?

Ngã xe bị bầm tím có sao không?

Bầm tím là một trong những tình trạng không thể tránh khỏi khi bị ngã, đặc biệt là tình trạng da xuất hiện vết bầm sau khi bị ngã xe. Tùy theo mức độ tổn thương mà vết bầm tím sẽ kéo dài lâu hay chậm. Thông thường trong vòng 7 – 10 ngày, vết bầm tím sẽ nhạt dần theo, chuyển từ màu đỏ sẫm sang màu xanh rồi đến màu vàng và biến mất hoàn toàn.

Đa số các trường hợp ngã xe bị bầm tím trên cơ thể có thể được coi là không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu sau một khoảng thời gian sau khi bị ngã, vết bầm tím dường như không có xu hướng thuyên giảm mà lại xuất hiện thêm các triệu chứng khác thì bản thân nên đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị.

Ngã xe bị bầm tím và cách xử lý 2.pngTùy vào từng trường hợp mà thời gian hết bầm tím khác nhau

Vì vậy, cách tốt nhất là bạn hãy đi khám bác sĩ nếu gặp những vấn đề sau:

  • Tại vị trí bị bầm tím, càng có xu hướng sưng tấy to hơn, chảy mủ dịch màu vàng, có thể kèm chảy máu bất thường.
  • Xung quanh vị trí bị ngã xe bầm tím, xuất hiện các cơn đau dai dẳng kéo dài. Có sử dụng các loại thuốc giảm đau nhưng triệu chứng không thuyên giảm. Và những bộ phận khác của cơ thể như các đầu ngón tay hay ngón chân có xu hướng chuyển sang màu xanh, bị lạnh và cảm giác tê ở các vị trí này. Trong một vài trường hợp xấu, nguyên nhân có thể đến từ việc rạn xương hoặc nứt gãy. Còn nếu bị bầm tím ở đầu gối, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo dây chằng bị căng và xấu hơn là bị đứt.
  • Bầm tím xương: Cấu trúc xương bị ảnh hưởng bởi các vết bầm tím, làm cản sự lưu thông dòng máu trong cơ thể và nghiêm trọng hơn thì có thể dẫn đến phần khu vực bị bầm tím bị hoại tử.

Nếu triệu chứng bầm tím kéo dài và kèm thêm các triệu chứng nghiêm trọng khác thì bạn cần đến ngay bệnh viện để gặp bác sĩ, dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng họ có thể chẩn đoán.

Ngã xe bị vết bầm tím bao lâu thì khỏi?

Đây là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm sau khi bị bầm tím do nhiều nguyên nhân, đó là bao lâu thì vết bầm tím sẽ hết. Để vết bầm tím màu lành và biến mất hoàn toàn thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, cơ địa của mỗi người, tình trạng của vết thương, vị trí xảy ra vết thương bị ngã,… Nhưng nhìn chung, cần 1 đến 2 tuần để một vết bầm tím nhỏ có thể lành và có thể biến mất hoàn toàn sau 2 đến 4 tuần.

Với một số trường hợp đặc biệt, việc bầm tím sẽ mất nhiều thời gian hơn để biến mất. Do đó, người ngã xe bị bầm tím không cần quá lo lắng nếu việc bầm tím kéo dài và cần quan sát tình trạng vết thương. Nếu có bất thường hãy báo ngay cho các chuyên gia về tình trạng của bản thân.

Cách chữa trị vết bầm sau té ngã xe

Trường hợp vết bấm tím do ngã xe không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng các biện pháp như nghỉ ngơi, thư giãn nhẹ nhàng hoặc sử dụng túi chườm lạnh tại vị trí bầm để giảm sưng tấy. Lưu ý không được sử dụng đá trực tiếp vào vế thương, cần bỏ đá vào khăn và chườm vào khu vực bầm khoảng 15 đến 20 phút nhiều lần một ngày. Nếu cần, có thể dùng thêm các loại thuốc giảm đau như nhóm NSAIDs dưới sự theo dõi và tư vấn của bác sĩ.

Bạn không nên tham gia vào các hoạt động thể chất cho đến khi vết bầm tím trên cơ thể hoàn toàn biến mất. Vết bầm cần thời gian để hồi phục, nếu bầm không quá nghiêm trọng có thể biến mất sau 1 đến 2 tuần. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, vết bầm có thể cần vài tháng để phục hồi.

Trường hợp nếu bị bầm tím ngay khớp và gây tổn thương đến khớp, bác sĩ yêu cầu sử dụng nạng thì người bệnh cần hạn chế tối đa di chuyển để giữ khớp ổn định.

Chữa trị vết bầm tím do ngã xe bằng cách chườm đá

Biện pháp hỗ trợ làm giảm tình trạng ngã xe bị bầm tím

Dưới đây là một số mẹo nhỏ để giảm vết bầm tím sẽ giúp bạn giảm nỗi lo lắng khi bị ngã xe hoặc té:

Rau mùi tây

Rau mùi tây được biết là một gia vị cần thiết dùng trong nhiều món ăn mà chúng còn có công dụng hữu ích trong việc giảm vết bầm tím. Nghiền thật nhuyễn rau, đắp hỗn hợp sau khi đã nghiền xung quanh vùng bị bầm tím. Kiên trì thực hiện sau vài ngày, sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, vết bầm tím sẽ thuyên giảm đáng kể.

Túi trà lọc

Túi trà lọc thường được vứt bỏ sau khi không sử dụng nữa. Tuy nhiên, chúng lại có tác dụng đáng lưu ý nhất là trong việc giảm tình trạng bầm tím. Và khoa học cũng đã chứng minh được, trong trà xanh có chứa tanin, một hợp chất giúp làm nhỏ các mô mạch máu đang sưng tấy, hạn chế tình trạng bầm tím diễn ra.

Trứng luộc

Sử dụng trứng luộc là phương pháp quen thuộc trong việc giảm vết thâm và thường được mọi người truyền tai lâu nay.

Trước tiên, cần luộc chín trứng, lột vỏ và lăn liên tục xung quanh vết bầm tím. Thực hiện thường xuyên nhiều ngày liền, tình trạng bị bầm tím sẽ thuyên giảm đáng kể và mờ dần.

Trứng luộc cách hiệu quả làm giảm việc bầm tím

Bắp cải

Bắp cải là một trong những loại thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E, nhờ điều này đã giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhanh chóng. Cách tiến hành cũng đơn giản như những phương pháp trên. Đầu tiên cần phải cẩn thận cắt bỏ các đường gân có trên bắp cải, sau đó nhúng lá vào nước nóng. Sau đó cần cẩn thận đắp lên vết bầm tím và nhớ cần thực hiện thường xuyên để triệu chứng được thuyên giảm.

Hành tây

Bên cạnh những mẹo nhỏ bằng thực phẩm thì hành tây cũng là một lựa chọn nhanh chóng vì chúng luôn có trong căn bếp của bạn. Trong hành tây giàu alliinase, đây là thành phần chính và cũng chính là chất khiến chúng ta bị cay mắt mỗi khi thái hành. Tuy nhiên chúng lại có tác dụng khác đặc biệt đó là kích thích lưu thông máu, hạn chế bầm tím. Đầu tiên cần rửa sạch và thái lát hành tây. Sau đó dùng lát hành đắp lên vết bầm tím. Cần thực hiện liên tục để giảm vết bầm tím.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm các thông tin hữu ích về tình trạng ngã xe bị bầm tím. Khi chẳng may gặp phải tình huống này, dù nặng hay nhẹ bạn cũng cần theo dõi kỹ các triệu chứng, tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương hướng điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Vết thương hở bị bầm tím là như thế nào?
  • Ngủ dậy bị bầm tím ở chân do nguyên nhân gì?
  • Tự nhiên bị bầm tím ở mắt là do đâu và cách khắc phục

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

50 phút ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

56 phút ago

Thần TÀI ban LỘC chớp nhoáng: 4 con giáp GIÀU nhanh cuối năm 2024, sang 2025 tiếp tục bùng NỔ

Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…

4 giờ ago

Top 4 con giáp thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty riêng

Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…

5 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công rực rỡ?

Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?

10 giờ ago

Thần tài mở kho lương: 4 tuần tới mọi mong muốn thành hiện thực, 4 con giáp thăng hạng GIÀU bất thình lình

Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…

10 giờ ago