Câu hỏi:
Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm tới quan hệ nào?
Bạn đang xem: Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm tới quan hệ nào?
A. Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân
B. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
C. Quan hệ sở hữu và quan hệ hợp đồng
D. Quan hệ sở hữu và quan hệ tài sản
Đáp án đúng B.
Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân, người vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự, chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm, từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tham gia vào các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
– Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
+ Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật: Là hành động (làm những việc không được làm) hoặc không hành động (không làm những việc pháp luật yêu cầu phải làm), xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Xem thêm : Cách vẽ quần áo thời trang nhất cho cả nam và nữ
+ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình.
+ Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi: biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.
Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Vi phạm hình sự:
+ Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm, được quy định tại Bộ luật Hình sự.
+ Phải chịu trách nhiệm hình sự: Người đó phải chấp hành hình phạt theo quyết định của tòa án.
+ Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiệm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
+ Việc xử lí người chưa thành niên (từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội lấy nguyên tắc giáo dục là chủ yếu.
– Vi phạm hành chính:
Xem thêm : Giảm cân bằng đậu xanh và những lợi ích tốt cho sức khỏe
+ Là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.
+ Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính.
+ Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý.
+ Từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
– Vi phạm dân sự
+ Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
+ Người vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự, chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
+ Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tham gia vào các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
– Vi phạm kỉ luật
+ Là hành vi xâm phạm các quan hệ lao động công vụ nhà nước… do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.
+ Người vi phạm phải chịu trách nhiệm kỉ luật: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc,…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 12/02/2024 00:22
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024