Báo cáo thử việc do người lao động đang trong quá trình thử việc thực hiện và gửi cho công ty, doanh nghiệp để nhận xét, đánh giá. Theo đó, mục đích báo cáo thử việc là để người lao động tự đánh giá lại quá trình làm việc, những thành tích đạt được, những công việc chưa hoàn thành… trong suốt thời gian thử việc.
Qua đó, phía công ty, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào việc tự đánh giá và thực tế làm việc của người lao động để đánh giá khả năng, mức độ phù hợp của người lao động với công việc và quyết định xem có ký hợp đồng lao động hay không.
Bạn đang xem: Mẫu báo cáo thử việc chuyên nghiệp và cách viết gây ấn tượng
Trong bản báo cáo thử việc sẽ gồm các nội dung:
– Thông tin kính gửi;
– Các thông tin của người làm báo cáo: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, thời gian thử việc, vị trí, chức vụ, người hướng dẫn/quản lý.
– Phần báo cáo kết quả thực hiện công việc:
+ Công việc được giao;
+ Thời gian yêu cầu hoàn thành công việc;
+ Kết quả đạt được.
– Cá nhân tự đánh giá về quá trình thử việc của bản thân;
– Mong muốn, nguyện vọng của cá nhân sau quá trình thử việc.
– Ý kiến, đánh giá của người phụ trách hướng dẫn.
– Chữ ký của người báo cáo và quản lý/phụ trách hướng dẫn.
2.1 Mẫu số 01
Xem thêm : 10 tác hại của cà phê trong đó làm giảm lượng tinh trùng
2.2 Mẫu số 02
Báo cáo thử việc là bản “tóm tắt” toàn bộ quá trình làm việc cũng như những thành tích mà người lao động trong suốt thời gian thử việc. Đồng thời, đây cũng là một trong các căn cứ quan trọng để công ty đi tới quyết định ký kết hợp đồng.
Do vậy, khi viết báo cáo thử việc cần viết một cách trung thực, đánh giá đúng nhất khả năng hoàn thành công việc của bản thân, không nên “PR” quá nhiều cho bản thân. Báo cáo thử việc cần viết ngắn gọn, trình bày khoa học nhưng vẫn phải đầy đủ những nội dung chính. Phía công ty có thể thông quan bản đánh giá này để đánh giá người lao động có chuyên nghiệp hay không.
Cụ thể cách viết như sau:
– Ở phần mở đầu:
Phần này tương đối đơn giản, người làm báo cáo chỉ cần điền các thông tin theo yêu cầu trong báo cáo, các thông tin cá nhân phải chính xác và trùng khớp với các giấy tờ tùy thân.
– Ở phần nội dung của báo cáo:
Cần viết một cách chân thực và đầy đủ các công việc được người quản lý hoặc người trực tiếp hướng dẫn giao trong quá trình thử việc, trong đó ghi rõ: Công việc đã hoàn thành và kết quả hoàn thành như thế nào? Công việc nào còn chưa hoàn thành, nguyên nhân do đâu?…
Trường hợp được giao tương đối nhiều việc thì nên sử dụng bảng kê để báo cáo công việc. Việc liệt kê công việc một cách khoa học, logic kèm theo kết quả, cũng như hướng giải quyết và đánh giá của người hướng dẫn cho từng công việc sẽ giúp người lao động ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
– Ở phần tự đánh giá và mong muốn của bản thân:
Ở phần này, người lao động cần thể hiện rõ năng lực, trách nhiệm của bản thân trong quá trình làm việc, đồng thời liệt kê những thế mạnh, ưu điểm của bản thân. Bên cạnh đó, trung thực ghi nhận những điểm còn yếu kém và đưa ra giải pháp để hoàn hiện bản thân.
Cuối cùng, người lao động đề xuất nguyện vọng của bản thân dựa trên những khó khăn trong quá trình làm việc, việc đề xuát phải thực tế và hợp lý.
Thời gian thử việc:
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc do 02 bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc và bảo đảm điều kiện:
Xem thêm : Nguyên nhân chiến tranh thế giới thứ 2 là gì?
– Không quá 180 ngày: Công việc của người quản lý doanh nghiệp;
– Không quá 60 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên…
Đồng thời, doanh nghiệp chỉ được yêu cầu thử việc 01 lần đối với 01 công việc mà các bên đã thỏa thuận.
Xem thêm:…
Mức lương thử việc:
Theo Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp và người lao động được quyền thỏa thuận với nhau về mức lương thử việc. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải trả ít nhất 85% mức lương của công việc làm thử cho người lao động.
Xem thêm:…
Quyền lợi được hưởng trong thời gian thử việc
Người lao động trong thời gian thử việc vẫn được hưởng các chế độ sau:
– Chế độ nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng năm theo quy định pháp luật;
– Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội.
Xem thêm:…
Chấm dứt hợp đồng thử việc
Trong thời gian thử việc, nếu không phù hợp với công việc và môi trường làm việc, các bên đều có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Trên đây là Mẫu báo cáo thử việc chuyên nghiệp. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 05/03/2024 14:08
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…
Tử vi hôm nay: 4 con giáp có khả năng đạt được thành công vào…
Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông DIAH, tận hưởng vận may