Categories: Tổng hợp

Việt Nam gia nhập WTO vào ngày tháng năm nào?

Published by

Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007.

Ngày 7/11/2006, lễ kết nạp Việt Nam gia nhập WTO được tổ chức tại trụ sở WTO ở Geneva, Thụy Sĩ. Sau đó, kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này. Đây là sự kiện lớn nói trên đã để lại nhiều dấu ấn tích cực trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam kéo dài 11 năm ròng, các mốc đàm quán đáng chú ý:

  • Tháng 1-1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO.
  • Tháng 8-1996: Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại”
  • 1998 – 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác về Minh bạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, và 11-2000. Kết thúc 4 phiên họp, Ban Công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.
  • Tháng 4-2002: Tiến hành phiên họp đa phương thứ 5. Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương.
  • 2002 – 2006: Đàm phán và hoàn thành đàm phán song phương với một số thành viên WTO, trong đó có EU và Mỹ.
  • Ngày 31/5/2006, kết thúc phiên đàm phán song phương cuối cùng với Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh, đây là đối tác thứ 28 chúng ta phải đàm phán song phương.
  • Ngày 26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương, toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam được thông qua.
  • Ngày 7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO.
  • Ngày 11-1-2007: WTO nhận được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế có nhiều thay đổi lớn.

Dấu ấn sâu đậm nhất của việc tham gia WTO và hội nhập quốc tế đối với Việt Nam là góp phần đổi mới tư duy chính sách, hoàn thiện chuẩn mực quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, định hình khung khổ pháp lý và các chuẩn mực phát triển các thể chế kinh tế-thương mại, tạo cơ sở pháp lý vững chắc làm cầu nối và xung lực tích cực để đất nước từng bước mở cửa, mở rộng quy mô thị trường hàng hóa và dịch vụ, cải thiên cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế theo các thỏa thuận đa phương và song phương đã cam kết.

Đến năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện; có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ.

This post was last modified on %s = human-readable time difference 10:44

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem số MAY MẮN giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

5 giờ ago

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Thìn khôn ngoan, Dần may mắn

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn

6 giờ ago

Cảnh báo 4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, tháng 11/2024 chớ vội đầu tư

Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…

8 giờ ago

4 con giáp VƯỢT chông gai để LỘI NGƯỢC dòng xuất sắc cuối năm 2024, TIỀN của tràn vào nhà

4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…

8 giờ ago

Tuần mới (4 – 10/11) ôm trọn may mắn, 3 con giáp mở mày mở mặt khi thăng hoa vượt kỳ vọng

Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…

14 giờ ago

Cách giúp 12 con giáp đạp gió rẽ sóng, chinh phục đỉnh cao trong tháng 11/2024

Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024

14 giờ ago