Categories: Tổng hợp

Vùng đặc quyền kinh tế là gì? Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế

Published by

1. Vùng đặc quyền kinh tế là gì?

Theo Điều 15 Luật Biển Việt Nam 2012, vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Vùng đặc quyền kinh tế không phải là lãnh hải vì nó nằm ngoài vùng lãnh hải và cũng không phải là một phần của biển cả, vì căn cứ theo Điều 86 Công ước Luật biển 1982 thì biển cả nằm ngoài giới hạn của vùng này.

Vùng đặc quyền kinh tế là gì? Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế (Ảnh minh họa)

2. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế

Căn cứ Điều 16 Luật Biển Việt Nam 2012, trong vùng đặc quyền kinh tế, chế độ pháp lý được thực hiện như sau:

– Nhà nước Việt Nam được thực hiện các quyền sau đây:

+ Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;

+ Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;

+ Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.

– Chế độ pháp lý đối với các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế:

+ Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật Biển Việt Nam 2012 và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

+ Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.

Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển được thực hiện theo quy định đối với thềm lục địa và chế độ pháp lý của thềm lục địa (Điều 17, 18 Luật Biển Việt Nam 2012).

Như Mai

This post was last modified on 26/01/2024 20:11

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

14 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

19 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

19 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago