Vùng đất của quốc gia là phần lãnh thổ, bao gồm toàn bộ phần lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia.
Vùng lòng đất của quốc gia là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất, vùng nước ở phía trong đường biên giới quốc gia. Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo xuống tận tâm trái đất.
Bạn đang xem: Vùng đất của quốc gia là gì? Quy định về vùng đất và vùng lòng đất của quốc gia?
Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận cấu thành là vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời. Vùng đất của quốc gia là phần lãnh thổ chủ yếu và thường chiếm phần lớn diện tích so với các phần lãnh thổ khác. Vùng đất lãnh thổ gồm toàn bộ phần đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia (kể cả các đảo ven bờ và các đảo xa bờ). Vùng đất quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của một quốc gia. Vùng nước là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia.
Tuy nhiên, do vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên của từng quốc gia có biển hay không có biển mà các phần nước của mỗi quốc gia không giống nhau. Dựa theo vị trí, tính chất riêng từng vùng, người ta thường chia vùng nước thành các bộ phận: Vùng nước nội địa bao gồm nước ở các biển nội địa, hồ, ao, sông, ngòi, đầm… (kể cả tự nhiên và nhân tạo) nằm trên vùng đất liền hay biển nội địa. Vùng nước biên giới bao gồm các sông, hồ, biển nội địa nằm trên khu vực biên giới giữa các quốc gia.
Vùng đất của quốc gia trong tiếng Anh là Country land.
” The land of a country is the territorial part, including the entire continent and the islands under the national sovereignty.
The land area of a country is the entire part of the land lying under the land, the water area inside the national border. According to the generally accepted general rule, the underground area is pulled down to the heart of the earth.
National territory includes the constituent parts of land, water area, underground area, and airspace. The land of the country is the main part of the territory and usually occupies the majority of the area compared to other parts of the territory. Territorial land includes the entire continental land and islands and archipelagos under national sovereignty (including coastal islands and offshore islands). National land belongs to the absolute and absolute sovereignty of a nation. Water bodies are all parts of water within national borders. However, due to geographical location and natural factors of each country with or without sea, the water parts of each country are not the same. Based on the location and characteristics of each region, people often divide the water area into parts: Inland water includes water in inland seas, lakes, ponds, rivers, canals, lagoons … (including natural and man-made) on land or inland sea. Boundary waters include inland rivers, lakes and seas located on the border areas between countries.”
Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo xuống tận tâm trái đất. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với vùng lãnh thổ này. Mọi hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng lòng đất của quốc gia đều được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quốc gia. Do đó, quy định về vùng đất và vùng lòng đất của quốc gia được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của quốc gia.
Luật Khoáng sản năm 2010 có quy định về khai thác tài nguyên, nguyên tắc được áp dụng như sau:
“Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.
Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.”
Các hành vi bị cấm trong khai thác khoáng sản được quy định như sau:
“1. Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.
3. Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Xem thêm : Truyền nước biển có tác dụng gì? Có mập không? Liệu có nên làm tại nhà?
4. Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản.
5. Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.
6. Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.
7. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.”
Tại Điều 277 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định như sau:
“1. Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;
b) Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Có tổ chức;
d) Gây sự cố môi trường;
đ) Làm chết người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
Xem thêm : XIN GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN Ở ĐÂU?
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
BÌNH LUẬN:
1. Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
2. Dấu hiệu pháp lý tội phạm:
Các hành vi nêu trên chỉ cấu thành tội phạm này nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Lưu ý: để xác định các hành vi vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác khoáng sản cần căn cứ vào các quy định trong Luật khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Về hình phạt: Điều 227 quy định 03 khung hình phạt:
Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng, nếu thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 điều này, thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hai cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm, nếu pháp nhân phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2.
Hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại: ngoài hình phạt chính, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Ngoài các quy định cơ bản trên, pháp luật Việt Nam còn có nhiều Luật và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong việc vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên. Đây được hiểu là hành vi, không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép.
Kết luận: Vùng đất và vùng lòng đất hoàn toàn thuộc chủ quyền quốc gia, nên việc nghiên cứu các quy định pháp luật quốc gia giúp các chủ thể tuân thủ các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh việc vi phạm pháp luật hiện hành.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 02/05/2024 21:27
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024