Khi tham gia giao thông, không ít người dù vô tình hay cố ý đã thực hiện hành vi vượt đèn đỏ. Điều này không chỉ vi phạm luật giao thông mà còn gây nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn giao thông. Vậy quy định về mức phạt lỗi vượt đèn đỏ qua các năm như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Từ ngày 1/8, Nghị định 46/2016/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt sẽ có hiệu lực.
Bạn đang xem: Tìm hiểu quy định về mức phạt lỗi vượt đèn đỏ qua các năm
Theo đó, người tham gia giao thông không tuân thủ theo đèn giao thông (vượt đèn đỏ) chịu mức phạt từ 300.000 VNĐ đến 400.000 VNĐ. Tăng 200.000 VNĐ so với mức phạt cũ; Bên cạnh đó là bị tước bằng lái xe máy từ 1 đến 3 tháng;
Đi xe sai làn đường, điều khiển xe trên vỉa hè (trừ trường hợp đi vào nhà) sẽ bị sử phạt từ 300.000 VNĐ đến 400.000 VNĐ. Tăng 100.000 VNĐ so với mức phạt cũ.
Không đội mũ bảo hiểm, cài quai sai cách sẽ bị xử phạt từ 150.000 VNĐ đến 250.000 VNĐ (tăng mức phạt lên 50.000 VNĐ).
Tăng mức phạt đối với nhiều lỗi vi phạm giao thông từ ngày 1/8. Ảnh minh họa
Sử dụng điện thoại, tai nghe khi đang điều khiển phương tiện bị sử phạt từ 150.000 VNĐ đến 250.000 VNĐ; (tăng mức phạt lên 50.000 VNĐ).
Điều khiển phương tiện giao thông trong khi đã sử dụng rượu, bia. Kiểm tra nồng độ cồn trong cơ thể quá mức cho phép có mức phạt từ 1.000.000 VNĐ đến 6.000.000 VNĐ.
Chạy xe trong hầm mà không bật đèn chiều sáng gần (không phải đèn pha) bị phạt từ 500.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ.
Xem thêm : Con bao nhiêu tuổi thì được đưa ra ý kiến ở với ai
Đặc biệt, nếu trong thời gian bị tước bằng lái xe mà vẫn tiếp tục điều khiển xe thì sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng, giam xe 7 ngày đối với các loại xe có dung tích xi lanh dưới 175 cm3; đối với loại xe có dung tích xi lanh trên 175 cm3 thì bị phạt từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng và bị giam xe 7 ngày.
Mức phạt người điều khiển xe máy vượt đèn đỏ
Điểm e, Khoản 4, Điều 6, Nghị định 100/2019 quy định người điều khiển mô tô, xe máy hoặc các phương tiện tương tự xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 600.000- 1.000.000 đồng.
Ngoài ra theo quy định tại Điểm b, Khoản 10, Điều 6, Nghị Định 100/2019, người điều khiển mô tô, xe máy hoặc các phương tiện tương tự xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông còn bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Mức phạt người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ
Theo quy định tại điểm a, Khoản 5, Điều 5, Nghị định 100/2019, thì người điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.
Ngoài ra tại Điểm b, Khoản 11, Điều 5, Nghị định 100/2019 còn quy định người điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Căn cứ điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi vượt đèn đỏ.
Xem thêm : Có nên để cây phát lộc trên bàn thờ không – Câu trả lời chính xác nhất từ chuyên gia
(Trước đây, mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ của người điều khiển xe gắn máy là 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng)
Đồng thời, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vượt đèn đỏ còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (theo điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ bị phạt tiền 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
(Trước đây, mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ của người điều khiển xe ô tô là 3-5 triệu đồng)
Theo điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vượt đèn đỏ (trước đây, mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ này là 1-2 triệu đồng).
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng.
Trường hợp người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.
Như vậy, có thể thấy mức phạt lỗi vượt đèn đỏ từ năm 2022 đã tăng mạnh hơn rất nhiều so với quy định trước đây.
Trên đây là các thông tin về Tìm hiểu quy định về mức phạt lỗi vượt đèn đỏ qua các năm mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 11/04/2024 08:40
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024