Chào văn phòng luật sư ĐMS! Có thể hiểu như thế nào về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý ? văn phòng luật sư có thể tư vấn và trình bày nội dung liên quan về vấn đề này ?
Chào bạn!
Bạn đang xem: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý ?
A/ VI PHẠM PHÁP LUẬT
I/ Khái niệm:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
II/ Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật:
1. Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người, tức là bằng hành vi thực tế của cá nhân hoặc tổ chức tham gia các quan hệ xã hội. Phải căn cứ vào hành vi thực tế của các chủ thể mới có thể xác định được là họ thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật. Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành động (cố ý gây thương tích) hoặc bằng không hành động (không cứu giúp người khác).
2. Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật, tức là xử sự trái với các quy định của pháp luật, như: Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện. Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép. Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm.
3. Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, vì hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý, thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
4. Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể, tức là khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó, đồng thời điều khiển được hành vi của mình. Trường hợp chủ thể thực hiện một xử sự có tính chất trái pháp luật nhưng không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi của mình nhưng không điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật.
5. Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, tức là xâm phạm nội dung của quan hệ pháp luật đó.
III/ Cấu thành của vi phạm pháp luật:
Là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật, gồm 4 yếu tố cấu thành là: Mặt khách quan; Mặt chủ quan; Chủ thể; và Khách thể.
1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật:
Là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật, bao gồm các yếu tố:
a) Hành vi trái pháp luật: Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi trái với các quy định của pháp luật, gây ra hoặc đe doạ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
b) Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Là những thiệt hại về người, tài sản hoặc những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.
c) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Là giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại, tất yếu với nhau. Hành vi đã chứa đựng nguyên nhân gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả, nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân khác.
d) Thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm: Là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp luật.
e) Địa điểm vi phạm pháp luật: Là nơi xảy ra vi phạm pháp luật.
f) Phương tiện vi phạm pháp luật: Là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật của mình.
Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật, thì hành vi trái pháp luật luôn luôn là yếu tố bắt buộc phải xác định trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật, còn các yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay không là tuỳ từng trường hợp vi phạm. Có trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định.
2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là:
Trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, gồm các yếu tố: Lỗi; Động cơ; Mục đích vi phạm pháp luật.
a) Lỗi: Là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý hoặc vô ý.
– Lỗi gồm 2 loại: cố ý và vô ý.
Xem thêm : Làm thế nào để tăng năng suất lao động
– Lỗi cố ý lại gồm 2 loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
+ Cố ý trực tiếp: Là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
+ Cố ý gián tiếp: Là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
– Lỗi vô ý cũng gồm 2 loại: vô ý vì cẩu thả; và vô ý vì quá tự tin.
+ Vô ý vì cẩu thả: Là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.
+ Vô ý vì quá tự tin: Là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
b) Động cơ vi phạm pháp luật: Là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.
c) Mục đích vi phạm pháp luật: Là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
3. Chủ thể của vi phạm pháp luật:
Là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật.
4. Khách thể của vi phạm pháp luật:
Là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới.
VI/ Các loại vi phạm pháp luật:
Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau.
Khoa học pháp lý Việt Nam chủ yếu phân loại vi phạm pháp luật căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật được chia thành các loại như sau:
1. Vi phạm pháp luật hình sự (gọi là tội phạm)
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Vi phạm hành chính:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.
3. Vi phạm dân sự:
Là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản.
4. Vi phạm kỷ luật:
Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.
B/ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
I/ Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý:
1. Khái niệm:
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu, thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế của nhà nước, được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
Xem thêm : Bạch Dương hợp với cung nào trong tình yêu? Hé lộ đường tình duyên của Cừu
2. Đặc điểm:
Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa trách nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm xã hội khác như trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm chính trị …
Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng chế khác của nhà nước, như: bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bằng …
Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc chủ thể phải chịu những sự thiệt hại nhất định về tài sản, về nhân thân, về tự do … mà phần chế tài của các quy phạm pháp luật đã quy định.
Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
II/ Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật:
1. Khái niệm:
Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật vì sự vi phạm pháp luật của họ.
Xem thêm : Bạch Dương hợp với cung nào trong tình yêu? Hé lộ đường tình duyên của Cừu
2. Đặc điểm:
Chủ thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý là chủ thể vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những sự thiệt hại về tài sản, về nhân thân, về tự do hoặc những thiệt hại khác do pháp luật quy định.
III/ Phân loại trách nhiệm pháp lý:
Dựa vào tính chất của trách nhiệm pháp lý có thể chia thành các loại sau:
1. Trách nhiệm hình sự:
Là trách nhiệm của một người đã thực hiện một tội phạm, phải chịu một biện pháp cưỡng chế nhà nước là hình phạt vì việc phạm tội của họ. Hình phạt này do toà án quyết định trên cơ sở của Bộ Luật hình sự, nó thể hiện sự lên án, sự trừng phạt của nhà nước đối với người phạm tội và là một trong những biện pháp để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh.
Đây là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.
2. Trách nhiệm hành chính:
Là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã thực hiện một vi phạm hành chính, phải gánh chịu một biện pháp cưỡng chế hành chính tuỳ theo mức độ vi phạm của họ.
Biện pháp cưỡng chế này do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định trên cơ sở pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trách nhiệm dân sự:
Là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định khi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác hoặc khi vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền.
Biện pháp cưỡng chế phổ biến đi kèm trách nhiệm này là bồi thường thiệt hại.
4. Trách nhiệm kỷ luật:
Là trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân hoặc tập thể) đã vi phạm kỷ luật lao động được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức và phải chịu một hình thức kỷ kuật nhất định theo quy định của pháp luật.
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý ?
Văn phòng luật sư ĐMSGiám đốc(Đã duyệt)Luật sư Đỗ Minh Sơn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 24/04/2024 21:31
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…