Tôi sống một mình nên mì tôm chính là thức ăn thường xuyên của tôi. Vậy phải làm sao nếu tôi vẫn muốn ăn mì nhưng hạn chế được tác hại của mì tôm ạ?
Trả lời: AloBacsi xin giải đáp thắc mắc của các bạn như sau: Ăn mì ăn liền có nóng không? Theo các tài liệu về Trao đổi chất và Chuyển hóa năng lượng: Các chất dinh dưỡng (protein, glucid, lipid) được cung cấp vào cơ thể sẽ giúp đảm bảo các hoạt động sống hằng ngày, nhưng nếu dư thừa sẽ sinh ra nhiều nhiệt năng. Đối với một số người do cơ địa của bản thân bài tiết mồ hôi ít, hay ít các hoạt động vật lý (như vận động),… thì nhiệt trong cơ thể và nhiệt thải ra ngoài sẽ không cân bằng, gây dư thừa nhiệt tích tụ trong cơ thể, nóng trong người. Do đó, tuỳ thuộc vào tuổi, giới tính và tính chất lao động mà cơ thể cần bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động, không dư thừa các chất dinh dưỡng gây ra nhiệt tích tụ trong cơ thể. Tuy nhiên, nóng trong người cũng là một bệnh lý, vì vậy cần phải có sự tư vấn của bác sĩ về góc độ chuyên môn để biết rõ nguyên nhân và cách điều trị cũng có chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp. Vì thế không thể chỉ dựa vào việc ăn mì ăn liền mà khẳng định bị nóng. Ăn mì ăn liền có gây nổi mụn không? Việc nói ăn mì ăn liền gây nổi mụn thì chưa có kết luận nào về mặt y khoa. Các em học sinh, sinh viên đang nằm trong độ tuổi dậy thì, cũng có là lúc cơ thể đang phát triển, nên có thể nổi nhiều mụn. Điều cần làm là nên ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc – tránh thức quá khuya, uống nhiều nước – hạn chế nước uống có ga, ăn nhiều rau xanh, trái cây và không nên tự ý cạy, nặn mụn… Khi ăn mì ăn liền có thể cho thêm rau, món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Xem thêm : Bắt đầu từ tháng 1/2024: Ai được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip vô thời hạn?
AloBacsi.com Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe miễn phí
Nguồn: http://alobacsi.com/dinh-duong/an-mi-tom-the-nao-de-khong-noi-mun-a2016071401030823c164.htm
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp