Tim lợn là một loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng, cung cấp những dưỡng chất cần thiết và có nhiều công dụng đáng bất ngờ. Trong tim lợn có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như chất đạm, chất sắt, chất béo, vitamin A và cholesterol. Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol của tim lợn lại cao hơn hẳn những loại thực phẩm thịt khác. Vì vậy dù là thực phẩm tốt nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng lượng cholesterol cao và làm cho cơ thể dễ trở nên béo phì, cao huyết áp, mỡ máu…
Ăn tim lợn có tốt cho phụ nữ mang thai không?
Thành phần dinh dưỡng của tim lợn
Theo bảng thành dinh dưỡng, trong 100gr tim heo có các thành phần sau:
- Năng lượng 89 kcal
- Đạm 15.1 g
- Canxi 7 mg
- Sắt 5.9 mg
- Nước 81.3 g
- Chất béo 3.2 g
- Cholesterol 140 mg
- Phốt pho 213 mg
- Tỉ lệ thải bỏ 6 g
- Vitamin C 1000 mcg
- Vitamin A 8 mcg
- Vitamin B1 300 mcg
Ăn tim lợn có tốt đối với bà bầu không?
Tim lợn là món ăn rất tốt cho sức khỏe đối với trẻ em, người lớn, người già, và phụ nữ mang thai cũng không phải là đối tượng ngoại lệ. Theo Đông y, tim lợn có tác dụng dưỡng tâm, an thần, ngăn ngừa các chứng đổ mồ hôi trộm, chuột rút ở mẹ bầu. Khi mang thai, mẹ bầu thường cảm thấy khó ngủ, khó chịu, tâm lý bất ổn không thoải mái rất dễ ảnh hưởng xấu đến em bé trong bụng. Vì vậy, tim lợn là một món vô cùng tốt giúp cho khi huyết lưu thông giảm các chứng mất ngủ hay ổn định tâm lý.
Xem thêm : Thống nhất mô hình tổ chức y tế cơ sở
Tim lợn thực phẩm dinh dưỡng tốt cho phụ nữ mang thai
Các thành phần dinh dưỡng của tim lượn giàu chất đạm, chất sắt, chất béo, các vitamin giúp mẹ bầu bồi bổ cơ thể nếu ăn hợp lý
Mẹ bầu ăn tim lợn sẽ có nguồn năng lượng và chất đạm lành mạnh cho cơ thể. Protein còn được biết đến với chắc năng cân bằng độ Ph; đảm bảo chức năng vận chuyển ion, giúp đảm bảo cho các cơ quan và tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường.
Nhờ vào hàm lượng sắt dồi dào (5.9mg), mẹ bầu khi ăn tim lợn sẽ bổ sung một lượng sắt đầy đủ giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ. Từ đó hạn chế các vấn đề đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu ở mẹ bầu.
Vitamin trong tim lợn giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, an thai, dưỡng tâm… Mẹ bầu ăn tim lợn còn giúp hệ xương và răng phát triển khỏe mạnh nhờ lượng canxi dồi dào có trong đó.
Những lưu ý khi ăn tim lợn
Chỉ ăn “tim lợn” với mức độ vừa phải: Tức là lượng “tim lợn” vào cơ thể cần có giới hạn nhất định, đối với người lớn có thể ăn 100g 1 lần.
Số lần ăn không quá nhiều: Nên ăn 1 – 2 lần trên 1 tuần với món tim lợn hoặc phủ tạng động vật để đảm bảo lượng dinh dưỡng an toàn cho sức khỏe. Nếu ăn quá nhiều dinh dưỡng dư thừa sẽ khiến cơ thể có nguy cơ bệnh cao.
Xem thêm : Mùng 3 Tết có tốt không? Có nên đi chơi xa vào mùng 3 Tết?
Lựa chọn nguyên liệu tươi:
Màu sắc và mùi: Chọn quả tim có màu đỏ tươi, không có màu sẫm, khi bổ quả tim ra thấy có màu đỏ tươi của máu thì đó là quả tim ngon. Nhìn quả tim không có những nốt sần hay biểu hiện bất thường về hình dáng, không có mùi lạ.
Kích thước: Chọn quả tim có trọng lượng vừa phải, trọng lượng dao động từ 300g cho đến 500g, đây là kích thước quả tim của một con lợn to, chứ không phải lợn ốm.
Tim heo
Quá trình lựa chọn, sơ chế cũng như chế biến “tim lợn” phải sạch sẽ, chín kỹ và nấu đúng cách để đảm bảo an toàn cho mọi người. Bạn nên mua tim lợn tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm tươi sạch uy tín nhằm đảm bảo chất lượng và độ tươi của thực phẩm.
Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp